MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tín dụng năm 2017 ước tăng 18,7%-19,3%

26-12-2017 - 20:57 PM | Tài chính - ngân hàng

Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn có xu hướng giảm sau khi tăng liên tục trong giai đoạn 2013-2016.

Tại buổi công bố Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 tổ chức hôm nay (26/12), Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) cho biết, năm 2017, tín dụng ước tăng khoảng 18,7%-19,3%, hỗ trợ tích cực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn có xu hướng giảm sau khi tăng liên tục trong giai đoạn 2013-2016. Tín dụng trung dài hạn chiếm 53,7% tổng tín dụng (năm 2016 là 55,1%).

Tín dụng theo ngành nghề tập trung cao vào ngành công nghiệp, thương mại và hoạt động dịch vụ khác tăng 21,8% so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 78,4% tổng tín dụng (năm 2016 chiếm 77,8%), giúp tăng trưởng của khu vực chế biến, chế tạo và dịch vụ liên tục cải thiện.

Tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp tăng khoảng 18,7% (chiếm tỷ trọng khoảng 8,11% tổng tín dụng).

Đáng chú ý, trong dư nợ cho vay hoạt động dịch vụ khác, cho vay đối với ngành hoạt động làm thuê, sản xuất phẩm vật chất và dịch vụ tưj tiêu dùng có mức tăng trưởng mạnh nhất và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, tỷ trọng tăng từ 8,8% năm 2012 lên khoảng 16,1% năm 2017.

Tỷ trọng tín dụng vào hoạt động kinh doanh bất động sản và xây dựng giảm nhẹ. Tín dụng vào lĩnh vực này tăng 12,2% so với năm 2016, chiếm 15,8% tổng tín dụng trong năm 2017 (năm 2016, con số này là 17,1%). Trong đó, vào lĩnh vực xây dựng khoảng 9,9%, vào hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 5,9%.

Tín dụng tiêu dùng tiếp tục tăng mạnh theo đà tăng trưởng từ cuối năm 2015. Năm 2017, tín dụng tiêu dùng ước tăng 65% (năm 2016 là 50,2%), chiếm 18% tổng tín dụng năm.

Cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà ở tiếp tục chiếm tỷ trọng chính và là lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất, năm 2017 chiếm 52,9% (năm 2016 chiếm 49,5%), tốc độ tăng trưởng là 76,5% (năm 2016 là 78,4%). Cho vay mua trang thiết bị gia đình tăng 6,5%, chiếm 15,3%, cho vay mua phương tiện đi lại tăng 35,2%, chiếm 8,3%.

Thị phần tín dụng tiêu dùng của nhóm NHTM Nhà nước tăng mạnh, từ 39% toàn ngành năm 2016 lên 45,7% cuối năm 2017, nhóm NHTMCP chiếm 42,4%, giảm nhẹ từ mức 47% cuối năm ngoái. Trong thời gian tới, tín dụng tiêu dùng vẫn là một trong những mảng hoạt động tiềm năng và chiến lươcj của các tổ chức tín dụng và dự báo tăng trưởng cao.

Trong khi đó, nguồn vốn huy động (gồm tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá) tăng chậm hơn so với năm 2016.

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư ước tăng 16,9% so với cuối năm 2016 (năm 2016 tăng 19,3%). Huy động từ giấy tờ có giá ước tăng 28% do một số TCTD đẩy mạnh phát hành giấy tờ có giá nhằm tăng vốn cấp hai và cơ cấu lại kỳ hạn nguồn vốn huy động.

Huy động bằng VND tiếp tục chiếm tỷ trọng chủ yếu, ước tăng 18,4% và chiếm tỷ trọng 90,5% tổng nguồn vốn huy động (năm 2016 tăng 22,1% và chiếm 89,1%).

Huy động ngoại tệ ước tăng 4% so với cuối năm 2016 và chiếm tỷ trọng khoảng 9,5% (năm 2016 tăng 1% và chiếm 10,9%). Tỷ trong huy đọng ngoại tệ giảm do trần lãi suất huy động USD ở mức 0%, tỷ giá USD/VND ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm.

Thanh khoản của hệ thóng tương đối ổn định. Tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) bình quân của hệ thống là khoảng 87,3% (năm 2016 là 85,6%). Tỷ lệ LDR bằng VND là 88,6%, bằng ngoại tệ là 75,8%.

Theo Trần Thúy

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên