Tín dụng tăng chậm có đáng lo?
Tín dụng bị siết chặt, nhất là ở các lĩnh vực có rủi ro cao đã làm cho việc cho vay ra thị trường của các ngân hàng bị chậm lại...
- 11-06-2019Hệ thống tổ chức tín dụng xử lý 5.800 tỷ đồng nợ xấu mỗi tháng
- 11-06-2019Tín dụng tăng 5,74% trong 5 tháng đầu năm 2019
- 09-06-2019Ngân hàng tung vốn chặn tín dụng đen
Theo số liệu mới cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đến hết tháng 5 đã tăng 5,74% so với cuối năm 2018. Trong đó, tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá như tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,33%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 5,04%; tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 5%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,11%.
So với mức tăng trưởng cùng kỳ của 5 tháng đầu năm 2018 ở mức 6,22% thì tăng trưởng tín dụng năm nay có phần chậm lại. Theo các nhà phân tích của Công ty chứng khoán Bảo Việt, nguyên nhân tín dụng chậm lại đến từ siết chặt tín dụng, đặc biệt các lĩnh vực có rủi ro cao.
Tuy nhiên các lĩnh vực được ưu tiên như khu vực công nghiệp, sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ để cung ứng vốn đầy đủ. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều tổ chức tài chính cho vay ngang hàng, các tổ chức kinh tế vi mô khác và hệ thống thị trường cổ phiếu, trái phiếu. Đặc biệt trái phiếu doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã tích cực huy động vốn chung và dài hạn của kênh này.
Do đó, theo BVSC, tín dụng tăng trưởng chậm cũng là không quá đáng lo vì doanh nghiệp đã có nhiều kênh để huy động vốn, không bị phụ thuộc vào một nguồn vốn nhất định.