MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tin được không: Khởi nghiệp không gây căng thẳng bằng chốn công sở!

31-03-2024 - 10:30 AM | Tài chính quốc tế

Tin được không: Khởi nghiệp không gây căng thẳng bằng chốn công sở!

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc khởi nghiệp kinh doanh là một trong những cách giảm căng thẳng trên hành trình đạt mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp.

Năm 1989, có một người phụ nữ cảm thấy mình như đứng giữa ngã ba đường, sau 17 năm gian khổ leo lên nấc thang sự nghiệp tại Vogue, bà vẫn đánh mất vị trí tổng biên tập vào tay đối thủ Anna Wintour. Một ngày nọ, sau khi "trắng tay" rời Vogue, trong lúc đang loay hoay tìm chiếc váy phù hợp cho đám cưới sắp tới của mình, bà phát hiện ra một cơ hội kinh doanh: Thiết kế váy cưới cho người khác.

Bà cũng do dự và thiếu tự tin, nghĩ rằng "có lẽ mình không thể". Tuy nhiên, 1 năm sau suy nghĩ bất chợt đó, bà mở một tiệm váy cưới tại khách sạn Carlyle ở thành phố New York.

Người phụ nữ đó không ai khác, chính là Vera Wang - Một trong những nhà thiết kế thời trang thành công nhất thế giới với tài sản ròng hơn 650 triệu USD.

Vera Wang

Ý nghĩa của việc khởi nghiệp kinh doanh chưa bao giờ chỉ dừng lại ở vấn đề tiền bạc. Nó còn được coi là liều thuốc giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và khiến cuộc sống lẫn sự nghiệp tràn đầy ý nghĩa hơn.

Người khởi nghiệp có chỉ số căng thẳng thấp hơn hẳn người làm công ăn lương

Cảm giác kiệt sức là lý do chính khiến các nhân viên ưu tú quyết định nộp đơn xin nghỉ việc, chấm dứt đời công sở chán ngắt. Trong những năm gần đây, xu hướng này ngày càng gia tăng, đặc biệt làn sóng lay-off do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Giảm lương, tăng giờ làm là một trong những lý do khiến dân văn phòng cảm thấy cạn kiệt sức lực.

Làn sóng sa thải chưa qua, chúng ta đã phải đối mặt với "sự đe dọa" của trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong những năm gần đây, các cuộc nghiên cứu về mối liên hệ giữa chất lượng sức khỏe tinh thần và công việc đều cho thấy: Khởi nghiệp giúp giảm căng thẳng, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Kết quả này lần đầu tiên được công bố trong báo cáo nghiên cứu của Tạp chí Nghề nghiệp và Tâm lý học. Trong đó, các nhà nghiên cứu so sánh hai mẫu đại diện: Một là nhóm nhân viên văn phòng, một là nhóm doanh nhân trẻ (người khởi nghiệp). Yếu tố so sánh bao gồm huyết áp, số lần phải đi khám, các bệnh thể chất và tinh thần, sức khỏe tổng quát.

Kết quả, nhóm doanh nhân là người có các chỉ sốt tốt hơn hẳn so với nhóm nhân viên văn phòng với chỉ số huyết áp ổn định, tỷ lệ bị tăng huyết áp thấp hơn đáng kể, ít lượt thăm khám tại bệnh viện, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cũng tương tự.

Câu hỏi cần đặt ra chính là: Làm thế nào mà việc khởi nghiệp lại có thể giúp giảm căng thẳng trong khi bản thân nó là một công việc đòi hỏi sức lực, sự tập trung cao độ trong thời gian dài?

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu vào năm 2020 cung cấp những manh mối quan trọng cho thắc mắc này. Các nhà kinh tế học tại Đại học Colorado State và Đại học Florida Atlantic kết luận rằng việc sáng lập, vận hành một doanh nghiệp tạo ra ý nghĩa lớn hơn cho bản thân người làm chủ, so với khi anh ta làm công ăn lương.

Một báo cáo của JP Morgan vào năm 2022 cho thấy gia đình "tự làm chủ" có giá trị tài sản ròng lớn hơn gấp bốn lần so với gia đình lao động bình thường. Câu chuyện khởi nghiệp mang lại rủi ro tài chính vì phá sản, kém an toàn, kém ổn định hơn làm công ăn lương đã không còn thực sự đúng.

Những yếu tố phổ biến ngăn cản một người khởi nghiệp, tự làm chủ?

Một cuộc khảo sát đã so sánh định hướng và mục tiêu của những người mới khởi nghiệp với những nhân viên văn phòng. Kết quả chỉ ra có 3 yếu tố chính đang ngăn cản một người khởi nghiệp, tự làm chủ.

Đầu tiên , những người muốn làm chủ tự đặt ra những mục tiêu "khắc nghiệt", tựa như có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức chuyên ngành và phải có thật nhiều tiền trước khi bắt đầu. Nói cách khác, họ đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, thường là không thực tế cho chính mình.

Ảnh minh họa

Theo Ngọc Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên