Tin vui: Việt Nam điều trị thành công ca thứ 2 nhiễm virus corona tại BV Chợ Rẫy, bệnh nhân Trung Quốc 66 tuổi hiện đã âm tính với virus này!
Bệnh nhân Li Ding, người Trung Quốc, 66 tuổi, đến từ Vũ Hán hiện đã âm tính với virus corona, TS. Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, báo tin vui. Ông Li Ding nhiễm dịch trong tình trạng rất nhiều bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, suy mạch vành, ung thư phổi đã qua phẫu thuật...
- 01-02-2020Loạt ảnh chụp đội ngũ y bác sĩ giữa "ổ dịch" Vũ Hán cho thấy sự hy sinh cao cả, bất chấp mạng sống để chiến đấu với virus corona
- 01-02-2020Dịch Corona: Sự khác biệt giữa những hộp khẩu trang giá 5,5 triệu đồng và 0 đồng ở Hà Nội
- 01-02-2020Tiêm vắc xin cúm có ngăn ngừa được khả năng lây nhiễm virus Corona hay không?
"Hôm nay, tôi mang đến một kết quả mới. Đó là kết quả xét nghiệm sau cùng âm tính với trường hợp này", TS. Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy – nói về trường hợp bệnh nhân Li Ding, 66 tuổi, đến từ Vũ Hán, phát hiện nhiễm virus corona ngày 22/1.
Theo TS. Hùng, hiện chưa có phác đồ điều trị chính thống cũng như không có loại thuốc kháng virus đặc hiệu. Khuyến cáo chung của các nhà khoa học là điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên, điều trị khác nhau ở mỗi nơi dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân.
Đối với hai trường hợp ở bệnh viện Chợ Rẫy (người cha là Li Ding – 66 tuổi và người con là Li Zichao – 28 tuổi), một người trẻ tuổi không bệnh và người bố ngoài lục tuần có rất nhiều bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, suy mạch vành, ung thư phổi đã qua phẫu thuật.
Với người con, các bác sỹ BV Chợ Rẫy đánh giá toàn bộ tình trạng bệnh nhân. Bệnh viện chỉ sử dụng một loại thuốc hạ sốt. Bên cạnh đó là một số biện pháp triệt để như mở rộng cửa tạo luồng không khí tự nhiên, 12 luồng không khí tự nhiên mỗi giờ, nhiệt độ phòng cao, có ánh nắng mặt trời, giảm đời sống virus.
Thứ hai, theo TS Hùng, bệnh viện áp dụng biện pháp súc họng bằng dung dịch sát khuẩn.
"Tài liệu nước ngoài chưa từng đề cập nhưng qua kinh nghiệm điều trị và bằng chứng khoa học về săn sóc bệnh nhân thở máy, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa virus. Đây là biện pháp khác biệt. Trong các khuyến cáo của WHO cũng chưa từng áp dụng. Chỉ sau 4 ngày điều trị, người con đã chuyển biến tốt. Xét nghiệm sau đó chỉ là bước khẳng định âm tính với virus", TS. Hùng chia sẻ trong buổi phỏng vấn trực tuyến về bệnh viêm phổi do nCoV, do báo điện tử VnExpress tổ chức.
Trong khi đó, người cha nhiều bệnh, phải xét nghiệm mỗi ngày để phán đoán chuyện gì có thể xảy ra, từ đó điều chỉnh lượng thuốc. Một người vừa suy giảm miễn dịch, vừa nhiều bệnh, chỉ cần thay đổi nhẹ cũng ảnh hưởng lớn.
"Quan trọng nhất là phải theo dõi, áp dụng tất cả kinh nghiệm điều trị lâm sàng để phát hiện sớm biến chứng và ngăn ngừa. Làm sao để giữ sức cho bệnh nhân, cơ thể ổn định, chống lại sự tàn phá của virus", TS. Hùng nói.
Ông khẳng định việc chữa khỏi này là thành công mỹ mãn cho cả hai trường hợp dù hai người ở hai thái cực rất khác nhau.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 6 trường hợp mắc bệnh, gồm 4 người Việt Nam và 2 người Trung Quốc. Hiện đã chính thức chữa khỏi 2 trường hợp.
Bên cạnh đó, có thêm 2 trường hợp phải cách ly. Một là nhân viên vệ sinh máy bay có 2 hành khách nhiễm virus corona trên chuyến bay CZ8315 của hãng Southern China. Hai là một tài xế taxi tại quận Hoàng Mai.
Theo kết quả chẩn đoán ban đầu, người tài xế này bị viêm phổi nặng do virus, chưa có kết quả xét nghiệm nCoV (corona). Trước đó, anh đã tự uống thuốc cảm cúm tại nhà và vẫn đi chúc Tết họ hàng tại Ngũ Hiêp, Thanh Trì.
Trí thức trẻ