MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tỉnh giàu có và nhiều thành phố nhất Việt Nam sẽ lột xác ngoạn mục thế nào trong tương lai?

07-04-2024 - 08:40 AM | Kinh tế số

Trong tương lai đến năm 2050, tỉnh này sẽ là vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế.

Hồi đầu tháng 3 vừa qua hội đồng thẩm định đã nhất trí thông qua dự thảo hồ sơ quy hoạch tỉnh Bình Dương và hoàn thiện nội dung để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, mục tiêu của tỉnh Bình Dương đến năm 2050 là vùng đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; có nền kinh tế phát triển bao trùm, hài hòa giữa các khu vực.

Theo quyết định mới đây, từ 1/5/2024 Thị xã Bến Cát sẽ chính thức trở thành thành phố thứ 5 trực thuộc tỉnh Bình Dương. Như vậy, Bình Dương đã bỏ qua Quảng Ninh, vươn lên trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước gồm Tp.Thủ Dầu Một, Tp.Dĩ An, Tp.Thuận An, Tp.Tân Uyên và Tp.Bến Cát.

Theo kết quả công bố sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục thống kê, Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,076 triệu đồng/người/tháng. Sau đó là Hà Nội đứng thứ hai với 6,423 triệu đồng/người/tháng. TP HCM ở vị trí thứ ba với 6,392 triệu đồng/người/tháng. Với vị trí đầu tàu kinh tế, tỉnh Bình Dương đã có kế hoạch thay đổi, phát triển mọi mặt trong tương lai về cả kinh tế, văn hoá xã hội, thể thao, du lịch...

Do chưa có bản thiết kế chi tiết nên dưới đây là viễn cảnh phát triển đô thị tương lai của tỉnh Bình Dương được ứng dụng AI ChatGPT sáng tạo ra.

Tỉnh giàu có và nhiều thành phố nhất Việt Nam sẽ lột xác ngoạn mục thế nào trong tương lai?- Ảnh 1.

Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, đến năm 2030, tỉnh Bình Dương đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc trung ương với 1 đô thị loại I là TP Thủ Dầu Một, 04 đô thị loại II gồm Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, 04 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại IV là TT Lai Uyên - huyện Bàu Bàng; TT Tân Thành - huyện Bắc Tân Uyên; TT Phước Vĩnh - huyện Phú Giáo; TT Dầu Tiếng - huyện Dầu Tiếng; thành lập mới một số đô thị thuộc huyện Bàu Bàng; Bắc Tân Uyên; Phú Giáo; Dầu Tiếng, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 88-90%.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Bình Dương sẽ phát triển các khu đô thị mới cao tầng tại Tân Uyên, Thủ Dầu Một để giảm tải, phi tập trung hóa dân cư tại trung tâm đô thị Dĩ An, Thuận An, tạo dư địa để từng bước tái phái triển khu vực trung tâm đô thị Dĩ An, Thuận An.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Phát triển các trung tâm thương mại đa năng, phức hợp, tổng hợp mang tầm khu vực Đông Nam Á, các đại siêu thị và siêu thị đáp ứng nhu cầu mua sắm kết hợp vui chơi, giải trí gồm: Trung tâm thương mại tổng hợp tại thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bàu Bàng; Trung tâm thương mại tổng hợp, hệ thống outlet; Trung tâm thương mại đa năng … phục vụ nhu cầu dịch vụ thương mại và vui chơi giải trí của vùng.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Trong tương lai, tỉnh Bình Dương sẽ thúc đẩy hoàn thiện các kết nối bằng đường bộ, đường sắt, đường sông với Trung tâm TP Hồ Chí Minh; Phát triển mạng giao thông liên vùng để mở các tuyến kết nối mới với Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh bằng hệ thống các tuyến đường vành đai, đường hướng tâm, đường sắt, đường sông, tạo kết nối nhanh tới các sân bay (Tân Sơn Nhất, Long Thành), cảng biển (Cái Mép - Thị Vải), cửa khẩu quốc tế (Hoa Lư - Bình Phước, Mộc Bài - Tây Ninh).

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2045, tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ bố trí khoảng 200ha để xây dựng sân bay lưỡng dụng thuộc xã Định An của huyện Dầu Tiếng.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Đến năm 2030, mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao của tỉnh Bình Dương được đầu tư xây dựng đồng bộ về cơ sở vật chất, mang tầm vóc của một tỉnh đô thị loại I, hiện đại, văn minh của cả nước. Thu hút phát triển các hoạt động giá trị gia tăng kết hợp tổ chức sự kiện, phát triển loại hình thể thao giải trí hiện đại, phù hợp với định hướng phát triển tỉnh Bình Dương như: Thể thao điện tử, khiêu vũ thể thao, bowling, golf, aerobic, thể thao dưới nước, đua xe thể thao, thể thao đường phố…

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa thể dục thể thao, phát triển sâu rộng và bền vững hoạt động thể dục thể thao, phát triển thể thao thành tích cao, tập trung vào các môn thế mạnh, môn thể thao Olympic. Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 là một trong những trung tâm trọng điểm thể thao thành tích cao của cả nước. Phát triển các sân golf phục vụ thể thao và du lịch gồm: 04 sân golf hiện có và thu hút đầu tư thêm một số sân golf đáp ứng nhu cầu của xã hội trên nguyên tắc độc đáo, cao cấp, đồng thời đảm bảo khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất nguồn lực đất đai.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Bên cạnh đó, Bình Dương cũng sẽ đầu tư xây dựng các dự án như trung tâm văn hóa tỉnh, nhà hát đa năng, thư viện tỉnh; bảo tàng tỉnh, nhà thiếu nhi tỉnh, nhà văn hóa lao động tỉnh, quảng trường trung tâm... Tầm nhìn đến năm 2050, mạng lưới cơ sở vật chất trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh được phát triển đồng bộ, hiện đại tương xứng với vai trò của một trong những đô thị hàng đầu Việt Nam và khu vực.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Các không gian sông suối chính như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Tính, Sông Bé.... sẽ được Bình Dương có kế hoạch bảo tồn chức năng sinh thái, đa dạng sinh học. Các sông đi qua đô thị được khai thác tối ưu cảnh quan sinh thái, kết hợp với mạng lưới không gian xanh đô thị hình thành hệ sinh thái tự nhiên trong đô thị, tạo ra hiệu quả tối ưu để phát triển du lịch, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của người dân địa phương.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh và vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở khai thác, phát huy các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh. Bố trí quỹ đất tại các đô thị, phía Bắc đường vành đai 4 để hình thành khu đại học tập trung có chất lượng quốc tế, thu hút các trường đại học có chất lượng trong và ngoài nước, từng bước phát triển Bình Dương trở thành trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao của quốc gia.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Tỉnh cũng chú trọng đẩy mạnh xã hội hóa thu hút các nguồn lực xây dựng, phát triển các cơ sở y tế chất lượng cao, thu hút các bệnh viện tư nhân chất lượng cao, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế tại Thủ Dầu Một, Bàu Bàng. Bên cạnh đó thu hút đầu tư các Viện dưỡng lão tại Thủ Dầu Một, Bến Cát, Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên đáp ứng nhu cầu dân sinh kết hợp phát triển kinh tế xã hội; xây dựng và phát triển các cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và người già neo đơn, không nơi nương tựa.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Trong tương lai, Bình Dương phấn đấu trở thành Trung tâm dịch vụ logistics lớn của toàn vùng Đông Nam Bộ, liên kết trực diện ra quốc tế, tạo ra 5 giá trị gồm hệ thống kho bãi đa dạng các loại hàng hoá, hạ tầng giao thông xuyên suốt, vận chuyển nhanh chóng, tự động hóa, số hóa quy trình và hệ thống giám sát thông minh trong quá trình vận chuyển.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Về công nghiệp, tiếp tục là động lực tăng trưởng chính, chú trọng vào hiện đại hóa các ngành hiện hữu, nội địa hóa các ngành công nghiệp hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp tương lai. Tăng tỷ lệ nội địa hóa hướng tới mục tiêu ngày càng có nhiều sản phẩm "Make-in-Bình Dương". Bên cạnh đó Bình Dương cũng nâng cấp các khu cụm công nghiệp hiện hữu theo hướng tối ưu hóa sử dụng đất, tiếp cận nhanh với giao thông công cộng, dần chuyển hướng sang công nghiệp xanh - sạch, thông minh, giá trị gia tăng cao, net-zero. Bình Dương phấn đấu đến năm 2050 có 40-45 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 2.800 ha.

Tỉnh giàu có nhất Việt Nam sẽ

Phát triển nền nông nghiệp sinh thái xanh - sạch, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, lấy người nông dân làm chủ thể, trung tâm, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững. thích ứng với biến đổi khí hậu; Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nối bộ ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái; Phát triển các khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng cường liên kết theo chuỗi, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế của các sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững, giàu bản sắc văn hóa.


Theo Trang Anh

Đời sống pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên