MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tỉnh sát vách Hà Nội và chiến lược phát triển "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh"

Tỉnh này có lợi thế lớn trong kết nối 3 vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và với Thủ đô Hà Nội.

Vị trí chiến lược của Hòa Bình

Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng, cửa ngõ vùng Tây Bắc, có lợi thế là cầu nối giữa vùng Tây Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Thủ đô Hà Nội (kết nối qua đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 6, 12B, 21, 15A, 70B... và các tuyến cao tốc Hòa Bình - Hà Nội, Hòa Bình - Sơn La đang được triển khai).

Hòa Bình có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, là địa điểm du lịch giàu tiềm năng với các địa điểm Kim Bôi, Thung Nai, Thác Bờ, Mai Châu, hồ thủy điện Hòa Bình...; còn nhiều dư địa phát triển công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo.

Tỉnh sát vách Hà Nội và chiến lược phát triển

Hòa Bình có tiềm năng phát triển du lịch.

Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh cần xây dựng kế hoạch, thực hiện hiệu quả Quy hoạch đã được phê duyệt, khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; hiện thực hóa quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển; hình thành không gian phát triển mới, tạo giá trị mới.

Thủ tướng đề nghị tỉnh phát triển theo mô hình tập trung đa cực, 2 hành lang kinh tế và 3 vùng. Cùng với đó, Hòa Bình cần chú trọng, tập trung thực hiện "1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh". "Một trọng tâm" là huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống; đột phá vào các động lực tăng trưởng mới.

"Hai tăng cường" là tăng cường đầu tư, phát triển yếu tố con người là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bảo đảm an sinh xã hội, công bằng, tiến bộ xã hội); Tăng cường kết nối vùng, trong nước và quốc tế.

"Ba đẩy mạnh" bao gồm đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược đồng bộ, bao trùm; đẩy mạnh phát triển công nghiệp phục vụ cho chế biến, chế tạo, chuỗi sản xuất - cung ứng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Tỉnh sát vách Hà Nội và chiến lược phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình.

Tình hình kinh tế - xã hội Hòa Bình

Năm 2023, tỉnh đạt và vượt kế hoạch 15/19 chỉ tiêu; đẩy mạnh chuỗi liên kết, chuyển dịch cơ cấu cây trồng; tăng cường cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp; xuất khẩu đạt gần 1,7 tỷ USD; khách du lịch đạt 3,2 triệu lượt khách. An sinh và phúc lợi xã hội được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm 3,09% (từ 12,29% xuống 9,2%); số xã đạt chuẩn nông thôn mới chiếm 62% tổng số xã.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, đào tạo (tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 60%), y tế (tỉ lệ tham gia BHYT đạt 92%), khoa học công nghệ, việc làm đạt kết quả tốt (tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,6%; năng suất lao động đạt 120,59 triệu đồng/lao động).

Quý 1/2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục xu hướng tích cực. Các động lực đều đạt mức tăng trưởng cao, nông nghiệp tăng 4,56%, công nghiệp tăng 6,88%, dịch vụ tăng 5,06%, xuất khẩu tăng 32,05%, khách du lịch đạt 1,6 triệu lượt khách.

Tỉnh sát vách Hà Nội và chiến lược phát triển

Tỉnh sát vách Hà Nội và chiến lược phát triển

Đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực, giải ngân quý I đạt 14%, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, số doanh nghiệp thành lập mới tăng. Văn hóa, xã hội được chú trọng phát triển, an sinh xã hội được bảo đảm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng GRDP không đạt kế hoạch; sản xuất kinh doanh gặp khó khăn; năng lực cạnh tranh chưa cao. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa cao, trong đó có các Chương trình mục tiêu quốc gia, một số dự án đầu tư chậm tiến độ. 

Quản lý đất đai, tài nguyên còn nhiều bất cập; hiện tượng thời tiết cực đoan vẫn gây thiệt hại. Chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế. Cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số còn nhiều hạn chế.


Theo Pha Lê

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên