Tính tỉ lệ hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện
Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa giải đáp thắc mắc cho người lao động (NLĐ) về cách tính tỉ lệ hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện.
- 24-06-2018Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng thêm 6,92% từ 1-7
- 09-06-2018Hưởng BHXH một lần sẽ mất cơ hội có lương hưu khi về già
- 30-05-2018Sớm có phương án xử lý chênh lệch mức lương hưu với lao động nữ
- 18-05-2018Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng cho 4 đối tượng
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29-12-2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, từ ngày 1-1-2018 trở đi, mức lương hưu hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện theo Điều 74 của Luật BHXH được quy định như sau:
Với lao động nam, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo quy định dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
Với lao động nữ, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Với lao động nam, tỉ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo quy định dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:
- Năm nghỉ hưu 2018, số năm đóng BHXH tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 45% là 16 năm.
- Năm nghỉ hưu 2019, số năm đóng BHXH tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 45% là 17 năm.
- Năm nghỉ hưu 2020, số năm đóng BHXH tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 45% là 18 năm.
- Năm nghỉ hưu 2021, số năm đóng BHXH tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 45% là 19 năm.
- Năm nghỉ hưu từ 2022 trở đi, số năm đóng BHXH tương ứng với tỉ lệ hưởng lương hưu 45% là 20 năm.
Người lao động