Tố chất của người làm nên việc lớn: Tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm!
Muốn tương lai bớt đi xui xẻo, hãy lựa chọn cho mình một kế hoạch tiết kiệm phù hợp nhất từ bây giờ. Dù sử dụng cách làm nào, thì bạn cũng đã tự hình thành được cho mình một thói quen tốt: Thói quen tiết kiệm tiền mỗi ngày!
- 26-10-2021Cô gái 27 tuổi tiết kiệm được gần 700 triệu trong 3 năm nhờ áp dụng 4 cách này
- 25-10-2021Mỗi lần đói ăn một quả trứng, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm tiền, chú bảo vệ nghèo 'chuốc hoạ' ung thư gan: Ăn trứng không đúng chẳng khác nào uống kịch độc!
- 22-10-20217 mẹo tiết kiệm tiền 'thần sầu' của cánh đàn ông: Số 6 được khoa học khuyên áp dụng, mới nghe 'bật ngửa' nhưng ngẫm kỹ ai cũng phải gật gù
Nếu năm nay bạn vẫn chưa hoàn thành được những kế hoạch sẵn có thì cũng đừng vội buồn mà bỏ cuộc. Dưới đây là ba cách tiết kiệm tiền của những bậc thầy “lọc lõi”, hãy học tập, bạn sẽ có số vốn rủng rỉnh túi để năm tới làm ăn:
1. Kế hoạch tiết kiệm 365 ngày
Những câu chuyện "giàu qua một đêm" khiến nhiều người bị đánh lừa, đam mê tìm được số tiền lớn trong thời gian ngắn mà quên mất, nếu tích lũy dần từng chút, thì sức mạnh của sự tích lũy đem đến cũng không hề nhỏ.
"Nước chảy đá mòn", bạn có thể áp dụng câu tục ngữ này vào trong cách tiết kiệm tiền.
Thử tưởng tượng xem, nếu ngày đầu tiên bạn gửi 1 tệ (3567 VND), ngày thứ hai gửi 2 tệ (7134 VND), và mỗi ngày lại gửi tăng thêm 1 tệ, thì sau một năm, bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu?
Câu trả lời là 66 795 tệ (trên 238 triệu VND).
Nhưng nói một cách khách quan thì phương pháp này rất "kén" người dùng. Bởi vì đối với những người lương thấp, đến tháng thứ bảy thì tiền tiết kiệm gần bằng cả tiền lương nhận được.
Như vậy, chỉ có ai đang sở hữu một công việc ổn định với tiền lương trên 10 vạn tệ (trên 35 triệu) một tháng, mới nên thử áp dụng phương pháp này.
Nếu hiện tại bạn vẫn chưa thể thực hiện phương pháp này, thì nên cố gắng học hỏi và làm việc, nâng cao giá trị bản thân từng ngày, trau dồi tri thức, để tiền lương sớm ngày đạt định mức phù hợp!
2. Kế hoạch tiết kiệm 52 tuần
Vậy đối với những người có mức thu nhập thấp hơn một chút thì sao?
Dùng kế hoạch "biến thể" của kế hoạch 365 ngày. Mặc dù số tiền bỏ vào thấp hơn, nhưng hiệu quả mang lại vẫn tương tự.
Với phương pháp này, bạn chỉ cần tiết kiệm 10 tệ (trên 35 nghìn VND) trong tuần đầu tiên, tương tự tăng lên 20 tệ (trên 70 nghìn VND) trong tuần thứ hai…
Mấu chốt là cứ mỗi tuần nhớ cho thêm vào 10 tệ (trên 35 nghìn VND).
Theo đà này, bạn có thể tiết kiệm được 13 780 tệ ( trên 49 triệu VND) trong một năm cho bản thân.
Nếu cách tiết kiệm thứ nhất "kén" người sử dụng thì cách này lại là phương pháp được lựa chọn rộng rãi nhất.
Dù là nhân viên văn phòng hay sinh viên mới tốt nghiệp đều có thể sử dụng kế hoạch tiết kiệm 52 tuần này. Khi chưa có gì trong tay, bạn hãy sử dụng phương pháp tiết kiệm để làm "bệ phóng", sau đó mới nghĩ đến những việc lớn lao hơn như đầu tư…
Tương tự kế hoạch 365 ngày, phương pháp này có thể giúp bạn hình thành một thói quen quan trọng: Đó là tiết kiệm tiền mỗi ngày, cũng như bớt tiêu xài hoang phí!
3. Kế hoạch tiết kiệm yêu thương
Mỗi ngày, thay vì uống cà phê, trà sữa, chúng ta hãy dùng số tiền đó để tiết kiệm. Nhưng làm cách nào để phương pháp này không nhàm chán và tăng tính thú vị?
Vẽ một hình trái tim thật lớn, ghi số từ 1 đến 9, mỗi buổi sáng, bạn hãy chọn những con số mà hôm đó bản thân cảm thấy thích nhất. Chọn số nào, thì hôm đó sẽ tiết kiệm số tiền như thế.
Ví dụ: Tôi chọn số 5 và 8. Vậy hôm đó tôi sẽ bỏ ống để dành 58 nghìn.
Nhớ là phải kiên trì đến cùng, vì phương pháp này phải kiên trì thì mới thu hoạch được nhiều.
Sau một thời gian, bạn hãy kiểm tra lại số tiền tiết kiệm của mình.
Bạn có thể trích ra một ít để mua cho mình một món quà yêu thích hoặc ăn một bữa thịnh soạn. Nhưng điều quan trọng là phải nên dùng nó đầu tư vào một thứ gì đó.
Có như thế, bạn mới quản lý tài chính hiệu quả, và sớm ngày đạt được "lãi kép".
Dù mục tiêu tiết kiệm của bạn là gì, cũng cần cân nhắc tần suất gửi tiền. Thời gian bạn gửi phải luôn cố định và đúng hạn.
Nếu bỏ lỡ một ngày nào đó, bạn sẽ rất dễ hình thành thói quen "phớt lờ", và rồi những ngày sau lại cảm thấy có tiết kiệm cũng được, không thì cũng chẳng sao.
Doanh Nghiệp & Tiếp Thị