Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2017: Nhiều tín hiệu khởi sắc!
GDP 9 tháng năm 2017 ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm trước, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành.
- 28-09-2017Thu hút FDI cao kỷ lục, GDP quý III đạt 7,46%
- 26-09-2017ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2017 của Việt Nam xuống 6,3%
- 12-09-2017Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2018 dự kiến khoảng 6,5%
- 11-09-2017HSBC: Thúc đẩy tín dụng để đạt mục tiêu tăng 6,7% GDP là chiến lược hợp lý nhưng...
GDP: Tổng sản phẩm trong nước 9 tháng năm 2017 ước tính tăng 6,41% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III (ước tính) tăng 7,46%.
Hồi tháng 5 năm nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chia sẻ, để đạt được mục tiêu GDP là 6,7%, kịch bản tăng trưởng quý II phải là 6,26%, quý III là 7,29% và quý IV là 7,49%.
Như vậy, nếu tình hình tăng trưởng 3 tháng còn lại khả quan, mục tiêu của Chính phủ đề ra năm nay có thể đạt được.
Sản xuất công nghiệp: Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2016. Trong đó: Quý I tăng 3,9%; quý II tăng 8,1%; quý III ước tính tăng 9,7%.
Mức tăng của ngành chế biến chế tạo trong 9 tháng 2017 được xem là mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây
Tình hình hoạt động doanh nghiệp: Trong 9 tháng, có 93.967 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tổng vốn đăng ký là 902,7 nghìn tỷ đồng, tăng 15,4% về số doanh nghiệp và tăng 43,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới là 9,6 tỷ đồng, tăng 24,4%.
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 21.100 doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể và tạm ngừng hoạt động lần lượt là 8.736 doanh nghiệp, (tăng 4,4%) và 49.345 doanh nghiệp (tăng 9,4%).
Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp: Đa số doanh nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo đánh giá tình hình kinh tế triển vọng.
Cụ thể, trong quý III, phần trăm doanh nghiệp đánh giá về tình hình kinh doanh là:
Dự kiến quý IV so với quý III/2017
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh:
Bán lẻ hàng hoá và tiêu dùng: Tính chung 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2.917,6 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,2% (cùng kỳ năm 2016 tăng 9%).
Thu chi ngân sách Nhà nước: Tính đến thời điểm 15/9, ngân sách bị bội chi 65,2 nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 786,3 nghìn tỷ đồng, bằng 64,9% dự toán năm.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2017 ước tính đạt 851,5 nghìn tỷ đồng, bằng 61,2% dự toán năm.
Tình hình xuất nhập khẩu: tính chung 9 tháng năm 2017, Việt Nam nhập siêu 442 triệu USD.
Cụ thể, tính chung 9 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Còn kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 154,5 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2017 tăng 0,59% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu, 9 nhóm có chỉ số giá tháng 9 tăng so với tháng trước, trong đó nhóm giáo dục tăng cao nhất với 5%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm 2017 tăng 3,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.
Lạm phát cơ bản tháng 9/2017 tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 1,32% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2017 tăng 1,45% so với bình quân cùng kỳ năm 2016.