MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn là đầu mối giao lưu quan trọng trong phát triển kinh tế, thương mại với Quảng Tây (Trung Quốc). Hiện nay, trong Khu kinh tế cửa khẩu này đang được đầu tư mạnh mẽ với hơn 150 dự án.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 1.

Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn là khu kinh tế tổng hợp, đa chức năng, đan xen các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; trong đó lĩnh vực mũi nhọn là phát triển kinh tế cửa khẩu. Khu kinh tế có phạm vi lên đến 394 km2, lớn hơn tổng diện tích của 12 quận nội thành Hà Nội cộng lại (304 km2).

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 2.

Với sự đầu tư bài bản những dự án cả trong và ngoài Nhà nước, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn dần trở thành động lực thúc đẩy kinh tế với hàng loạt kết quả nổi bật. Về tỷ trọng GRDP, năm 2023 khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chiếm hơn 40% GRDP của cả tỉnh Lạng Sơn.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 3.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hàng hóa qua các cửa khẩu trong Khu kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2013 - 2022 đạt hơn 29,4 tỷ USD/37,7 tỷ USD tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu qua địa bàn toàn tỉnh. Tổng thu ngân sách trong Khu kinh tế cửa khẩu giai đoạn 2013 - 2022 đạt trên 69.000 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng số thu ngân sách trên địa bàn toàn tỉnh. Trong ảnh là thành phố Lạng Sơn.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 4.

Để Khu kinh tế cửa khẩu phát triển nhanh và bền vững, thời gian qua hạ tầng các khu vực cửa khẩu đã được chú trọng đầu tư. Chỉ tính từ năm 2016 đến nay đã có trên 11.000 tỷ đồng từ ngân sách để xây dựng, hoàn thiện công trình, dự án kết cấu hạ tầng tại các khu vực cửa khẩu.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 5.

Nổi bật là công trình tòa nhà Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và tuyến đường chuyên dụng xuất, nhập khẩu hàng hóa qua mốc 1119 – 1120 tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 6.

Ngoài các dự án thực hiện theo nguồn vốn đầu tư công, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn những năm qua cũng đã thu hút nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp đến triển khai dự án. Cụ thể từ 2016 - 2023, tổng nguồn vốn xã hội đầu tư vào Khu kinh tế lên đến hơn 60.000 tỷ. Trong khu kinh tế hiện có hơn 154 dự án, trong đó có 138 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư trên 16.000 tỷ đồng và 16 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư trên 87 triệu USD (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng)

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 7.

Các dự án chủ yếu thuộc các lĩnh vực bến bãi, kho bảo quản hàng hóa, kinh doanh dịch vụ, thương mại… Khi hoàn thành sẽ giúp nâng cao năng lực hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu trong Khu kinh tế. Điển hình là dự án Khu trung chuyển hàng hóa nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, có tổng vốn đầu tư gần 3.300 tỷ đồng; khi đưa vào hoạt động sẽ phục vụ xuất nhập khẩu của cả nước qua các cửa khẩu Lạng Sơn, giải quyết triệt để ách tắc hàng hóa nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 8.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 9.

Từ con số thực tế cho thấy, với việc tập trung các nguồn lực để đầu tư, đến nay, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã trở thành đầu mối giao lưu quan trọng trong phát triển kinh tế, thương mại với Quảng Tây (Trung Quốc) và dần trở thành khu vực kinh tế động lực của tỉnh Lạng Sơn.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 10.

Đồng thời, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đã góp phần quan trọng cho phát triển và tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh, tác động tích cực đến sự phát triển của các khu vực khác; thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt - Trung.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 11.

Để nâng cao hiệu quả của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, cho đến năm 2025, trung bình mỗi năm tỉnh sẽ bổ sung trên 1.000 tỷ từ nguồn ngân sách Nhà nước để tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình nhằm nâng cao năng lực hàng hóa xuất, nhập khẩu. Cùng với đó, tạo cơ chế chính sách thu hút, huy động nguồn đầu tư ngoài ngân sách để đầu tư các dự án trong Khu kinh tế cửa khẩu.

Toàn cảnh một khu kinh tế cửa khẩu chiếm 40% GRDP, 80% tổng thu ngân sách của cả tỉnh; mỗi năm được rót 1.000 tỷ để nâng năng lực- Ảnh 12.

Mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn là thành một trong những trung tâm về thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Nơi đây sẽ có hạ tầng kỹ thuật hiện đại gắn với sự phát triển thành phố Lạng Sơn mở rộng. Từ đó, khu kinh tế cửa khẩu trở thành cửa ngõ quan trọng nối Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Trong ảnh là thị trấn Đồng Đăng.

Phạm vi Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn bao gồm:

  • Các phường Hoàng Văn Thụ, Tam Thanh, Vĩnh Trại, Đông Kinh, Chi Lăng và các xã Hoàng Đồng, Quảng Lạc, Mai Pha thuộc thành phố Lạng Sơn.

  • Thị trấn Cao Lộc, thị trấn Đồng Đăng và các xã Bảo Lâm, Hồng Phong, Phú Xá, Thụy Hùng, Thạch Đạn, Bình Trung, Hợp Thành, Yên Trạch, Tân Liên thuộc huyện Cao Lộc.

  • Các xã Tân Thanh, Tân Mỹ thuộc huyện Văn Lãng.

  • xã Đồng Giáp thuộc huyện Văn Quan.

  • một phần xã Vân An thuộc huyện Chi Lăng.

 

Bài và ảnh: Ngọc Đẹp

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên