MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á

Nhiều chuyên gia khẳng định, tại Việt Nam kinh tế số được xem là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng.

Tại Diễn đàn Quốc gia Doanh nghiệp Công nghệ số , đại diện doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), ông Hoàng Minh Quân, CEO Cloudify Việt Nam cho biết kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rõ rệt, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực nhờ sự đầu tư, chương trình khuyến khích của Nhà nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Thành Trung - CEO & Founder Sky Mavis.

Trong báo cáo kinh tế số châu Á 2021 của Google, từ nay đến năm 2030, Việt Nam có sự phát triển nhanh nhất khu vực. Cụ thể, đến năm 2030, nền kinh tế số sẽ mở rộng hơn hiện tại gấp 11 lần.

Sự tăng trưởng này sẽ diễn ra đồng đều ở tất cả các ngành như thương mại điện tử, logistic thông minh, du lịch... Đặc biệt, từ 2020-2021, thương mại điện tử đã tăng trưởng 30%.

Trong đó,Quân nhấn mạnh khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế số. Hiện, các doanh nghiệp này nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số nhưng gặp khó khăn về chi phí, thiếu cơ sở hạ tầng và nhân lực công nghệ thông tin.

Do đó, Cloudify đưa ra mô hình phần mềm như một dịch vụ (SAAS). Theo đó, thay vì mua cả một nền tảng số, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm này và chi trả theo từng tháng, dùng tới đâu trả tới đó như thanh toán chi phí viễn thông. Như vậy, họ có thể tiếp cận với các nền tảng công nghệ cao với chi phí hợp lý hơn”, ông Quân cho biết thêm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á - Ảnh 2.

Diễn đàn Quốc gia Doanh nghiệp Công nghệ số thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ hai, Cloudify phát triển công nghệ điện toán đám mây. Theo đó, SME không cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, máy chủ, nhân lực để quản trị. Doanh nghiệp có thể sở hữu những điều này từ đám mây đến website, mobile. Từ đó, họ có thể giảm chi phí, tập trung vào kinh doanh cốt lõi, tiếp cận với công nghệ tăng năng suất cao như AI, Internet of things...

Ngoài ra, Cloudify còn phát triển ứng dụng điện thoại cho lao động phổ thông tiếp cận. Ông khẳng định, công ty tập trung xây dựng nền tảng này để không ai bị bỏ lại trong quá trình chuyển đổi số.

Đến nay, đơn vị này đã chuyển đổi số cho 2.000 doanh nghiệp, dự kiến con số này sẽ tăng lên 10.000 và 10.000 đến năm 2025. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ kinh tế số toàn quốc. Các doanh nghiệp SME cũng có nền tảng công nghệ, quản lý tốt hơn, phát triển nhanh hơn.

Cũng nói về tương lai của nền kinh tế Việt Nam, ông Nguyễn Thành Trung - CEO & Founder Sky Mavis cho biết: "Trong 2 năm qua dưới tác động của Covid-19, có sự chuyển dịch lớn về vốn, các loại ngành nghề, tập trung vào các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng như công nghệ. Trong những xu hướng công nghệ mới nổi lên, bên cạnh AI là Blockchain đang tăng trưởng mạnh. Việt Nam nổi lên như một hiện tượng mới của thế giới Blockchain công nghệ. "Người Việt nhanh nhạy nhẹn trong việc xử lý thông tin, nắm bắt thời điểm, số người sở hữu ví điện tử ở Việt Nam thuộc hàng lớn nhất thế giới", ông Nguyễn Thành Trung nói.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á - Ảnh 3.

Về khung pháp lý cho tài sản số, ông Trung nhấn mạnh việc chuyển dịch từ tài sản hiện hữu sang tài sản số, điện tử khiến trao đổi dễ dàng hơn nhiều.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm sao có thể quản lý các loại hình kinh tế mới?. Trả lời câu hỏi này, ông Trung đề xuất: Chính sách có chính sách rõ ràng với lĩnh vực công nghệ mới, hình thành các tổ chức có vai trò hỗ trợ, phát triển; đào tạo kiến thức công nghệ vào các chương trình đào tạo nhân lực, tuyên truyền đúng đắn về tài sản số.

Ngoài ra, ông đề xuất cần có cái nhìn mới về game trong bối cảnh Việt Nam có nhiều công ty làm game, đang hoạt động mạnh mẽ.

Theo Đỗ Huyền

Diễn đàn Doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên