"Tôi đã cấm con mình dùng TikTok" - Lời cảnh báo của một người mẹ về những cạm bẫy gặp phải khi sử dụng thứ ứng dụng "chỉ mang lại niềm vui ngắn hạn"
Những video TikTok có thể mang lại view và like nhưng cũng mang lại rất nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn.
- 28-03-2023Nhờ quan hệ ‘chắc chân’ trưởng phòng lương 1,2 tỷ/năm, cô gái vẫn bị sa thải sau 1 lỗi EQ cơ bản: Ai cũng nên biết để tránh sai lầm
- 22-03-2023Bán nhà 22 tỷ cho con đi du học Mỹ, tôi lỗ to: Khuyên bạn đừng vội 'hy sinh đời bố củng cố đời con' nếu không biết sự thật này
- 21-03-2023Bán biệt thự để mua 'cục thịt kho tàu' 1,7 tỷ đồng, tưởng mua 'hớ' mà hóa lời to
Trên MXH từng có một topic thu hút rất nhiều sự quan tâm: "Đâu là thứ mà người trẻ tuổi không bao giờ nên đụng vào?"
Bên dưới topic, câu trả lời nhận được lượng like nhiều nhất có nội dung như sau: "Một trong những thứ mà người trẻ không bao giờ nên đụng vào đó là những ứng dụng có thể mang lại cho họ niềm vui ngắn hạn. Chúng sẽ đánh cắp thời gian của bạn, rút cạn ý chí của bạn một cách vô thức, đồng thoại hủy hoại chí tiến thủ cũng như tham vọng cố gắng của bạn".
1
TikTok khiến trẻ bị "ngộ độc" như thế nào?
Theo thống kê, TikTok là ứng dụng di động được tải xuống nhiều nhất trên toàn cầu vào năm 2022. Ứng dụng này đã tạo ra 672 triệu lượt tải xuống. Vượt xa ứng dụng đứng thứ hai là Instagram với 548 triệu lượt tải xuống. Trong số hơn 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng của TikTok, 29% người dùng truy cập ứng dụng này hàng ngày và trung bình, mỗi người dùng TikTok sẽ dành khoảng 95 phút mỗi ngày cho ứng dụng.
Trên thực tế, không khó để bắt gặp cảnh tượng những người trẻ đắm chìm vào TikTok. Họ có một đặc điểm chung là hay cười khúc khích trước màn hình với một tư thế gần như không thay đổi, chỉ có ngón tay không ngừng lướt lên lướt xuống. Và vèo một cái, 2 tiếng đồng hồ đã trôi qua.
Một người em tôi quen đã nói đùa nó bị đầu độc bởi TikTok. TikTok quả thực là một loại thuốc độc khiến bạn lãng phí thời gian vào những việc vô nghĩa, gây nguy hiểm cho cả sức khỏe tinh thần và thể chất.
Bản chất của TikTok là một ứng dụng giải trí với thuật toán làm cốt lỗi. Các video ngắn mà bạn quan tâm sẽ được hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người khác đề xuất đến bạn dưới dạng các luồng thông tin.
Mỗi video chỉ ngắn ngủi vài chục giây, bạn cứ lướt không ngừng, cái nào cũng khiến bạn cảm thấy thích thú. Dưới sự kích thích, tuyến yên tiết ra dopamine, và điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn thiếu tự chủ, bạn có thể ngồi vuốt vuốt màn hình như vậy hàng tiếng đồng hồ.
Ảnh hưởng tới người lớn đã đành, điều đáng lo ngại hơn nữa là càng ngày càng có nhiều trẻ em nghiện TikTok.
Theo số liệu từ ICT - Chuyên trang thông tin công nghệ thông tin và truyền thông. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng đang sử dụng ứng dụng TikTok tăng từ 34% (năm 2020) lên 62% (năm 2022), với thời lượng sử dụng tăng gấp đôi từ 4% đến 8%. Người dùng TikTok tập trung cao ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi.
Một thống kê khác cũng chỉ ra rằng lượng người dùng TikTok tại Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới, trong đó có tới 4 triệu người dưới 18 tuổi dùng mạng xã hội này. Trung bình, trẻ em dành nhiều thời gian hơn 62% (khoảng 23 phút mỗi ngày) để xem video trên TikTok so với trên YouTube.
2
TikTok đã khiến con cái chúng ta mất đi những gì?
Ngoài nội dung giải trí, sự thú vị của TikTok nằm ở cảm giác được tham gia.
Đằng sau những lượt like, những cái thả tim, những bình luận tới tấp là sự bắt chước, học theo của người dùng. Khi ngày càng có nhiều người dùng nhỏ tuổi học theo các điệu nhảy, các giai điệu hot trên TikTok, TikTok nghiễm nhiên được quảng bá miễn phí và thu về lưu lượng truy cập khổng lồ.
Tuy nhiên, nội dung của đoạn phim ngắn 15 giây vô cùng phong phú, nếu không cẩn thận, sự nguy hiểm sẽ tràn ra khỏi màn hình. Bởi lẽ những video bắt chước mang lại view và like nhưng cũng mang lại nguy hiểm.
Tháng 10/2020, một bà mẹ tại Philippines đã đăng bài lên MXH cảnh báo cha mẹ không nên cho con xem TikTok. Được biết, con gái 4 tuổi của chị đã dùng dây cuốn rèm cửa trong phòng ngủ, cố treo cổ khi học theo một thử thách trên TikTok. Đúng lúc cô bé đang cố gắng nhảy ra khỏi ghế, may mắn mẹ bé kịp thời phát hiện, lao tới. Khi cứu được con, chị hỏi lý do bé gái vì sao làm vậy thì được cô bé cho xem đoạn video trên TikTok kể về một đứa trẻ thắt cổ tự tử và trở thành hồn ma.
Tháng 7/2021, một cậu bé 12 tuổi ở Oklahoma (Mỹ) đã tử vong vì làm theo thử thách trên TikTok. Các thành viên trong gia đình khai báo với cảnh sát rằng, cậu bé chết là do tham gia "thử thách blackout" trên mạng xã hội TikTok. Trong thử thách này, người dùng TikTok phải tự làm mình bị nghẹt thở cho đến khi bất tỉnh. Khi tỉnh lại, họ sẽ trải qua một cảm giác giống như hưng phấn. Sau cái chết của cậu bé, các nhà chức trách đã cảnh báo các bậc cha mẹ về những trào lưu nguy hiểm và kêu gọi họ để mắt tới các hoạt động trên mạng xã hội của con mình.
Tháng 1/2023, một nữ sinh 12 tuổi người Argentina cũng đã tử vong sau khi thực hiện tương tự. Cô bé được bố tìm thấy với một sợi dây thừng quấn quanh cổ trong phòng ngủ và không còn dấu hiệu của sự sống. Theo nhiều báo cáo, cô bé đang phát trực tiếp thử thách ngạt thở cho những người bạn cùng trường vào thời điểm cô bé qua đời.
Tại Việt Nam, mặc dù chưa có trường hợp nào đáng tiếc xảy ra nhưng những hệ lụy của việc trẻ em học theo TikTok là không thể phủ nhận. Bản chất của TikTok là một sự mô phỏng, bắt chước. Đối với đối tượng trẻ em luôn tò mò về mọi thứ, sự bắt chước này diễn ra thường xuyên hơn.
4
Những cạm bẫy mà trẻ em có thể va phải khi chơi TikTok
- Các thú vui méo mó
TikTok là nền tảng MXH ưa thích của rất nhiều KOL, hot girl, hot boy – độ nhận diện cao có mà "tự phong" cũng có. Dưới lượng tương tác cực lớn của TikTok, họ trở nên nổi tiếng và được "tôn sùng". Tuy nhiên, rất nhiều trong số đó không mang lại ảnh hưởng tốt, ngược lại, họ lại là "kẻ cầm đầu" cho những trào lưu không phù hợp với trẻ em như phẫu thuật thẩm mỹ, sugar baby – sugar daddy, đi bar, yêu đại gia…
- Phô trương sự giàu có
Trên TikTok có rất nhiều video khoe của, phổ biến nhất là khoe nhà sang, xe sang, chuyến du lịch xa xỉ. Những video khoe khoang sự giàu có như vậy rất bất lợi cho sự phát triển của trẻ, khiến trẻ hiểu sai về các giá trị sống, chỉ biết đề cao vật chất mà quên đi các giá trị tinh thần.
- Chửi bậy
Nhiều video TikTok chứa các lời chửi thề, chửi bậy mà cha mẹ khó lòng đề phòng. Vì tiếp xúc và nghe quá nhiều, trẻ sẽ vô tình học theo dù ngay cả bản thân chúng có khi cũng không biết ý nghĩa đằng sau.
- Bạo hành động vật
Trên TikTok có rất nhiều video về thú cưng, có người không ngần ngại đăng tải những video ngược đãi động vật để câu like. Tôi đã từng xem một video kéo mèo đi lau sàn, hoàn toàn không để ý đến cảm xúc của mèo, video này có số lượt xem cao đến đáng sợ. Và mọi chuyện sẽ ra sao nếu trẻ học theo?
- Các trò chơi khăm
Trên TikTok có quá nhiều video dạng chơi khăm người khác. Một số trong đó ẩn chứa những nguy hiểm tiềm ẩn, có thể gây hại cho sức khỏe của chính người nghĩ ra trò chơi khăm lẫn người bị chơi khăm.
05
Kết
Nhìn chung, TikTok đang ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng vì sự kiểm duyệt thiếu gắt gao và những chính sách người dùng được cho là quá lỏng lẻo. Một phần trách nhiệm khác thuộc về những kẻ tự nhận là "nhà sáng tạo nội dung" song lại làm tất cả để hướng đến một mục tiêu duy nhất là tương tác và lợi nhuận.
Việc đắm chìm trong môi trường TikTok trong khoảng thời gian quá dài sẽ khiến người dùng, đặc biệt là đối tượng trẻ mất dần khả năng suy nghĩ và phán xét. Cứ thế, TikTok sẽ hủy hoại một người theo cách không ngờ tới. Là cha mẹ, chúng ta cần kiểm soát con cái ở mức độ phù hợp cũng như có sự định hướng sử dụng các ứng dụng mạng cho trẻ. Đừng thờ ơ, bởi sau tất cả, người nhận về nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất không phải ai khác mà chính là con cái của bạn.
Tổng hợp
Thể thao & văn hóa