"Tội đồ" đá phiến tiếp tục là thách thức số 1 đối với giá dầu
Đà phục hồi của giá dầu có thể bị phá hỏng bởi sự tăng trưởng "bùng nổ" từ đá phiến Mỹ trong năm 2018, và nguồn cung đáng kể ở Canada và Brazil cũng sẽ làm gia tăng tình trạng thừa cung.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã thừa nhận trong Báo cáo Thị trường Dầu mỏ mới nhất rằng sự tăng giá gần đây đến sau khi nguồn cung thắt chặt đáng kể, nhưng bức tranh nguồn cung vẫn còn có vẻ đáng lo ngại.
Giá Brent lên tới 70 USD một phần là do một số gián đoạn bất ngờ và căng thẳng về địa chính trị, bao gồm thỏa thuận hạt nhân của Iran, việc đóng cửa đường ống Forties trước đó vài tuần, gián đoạn tại Libya, và sự sụt giảm mạnh mẽ trong sản xuất dầu của Venezuela.
Hàng tồn kho cũng tiếp tục giảm trong một thời gian và thậm chí tăng tốc vào cuối năm ngoái. IEA cho biết, các kho dự trữ thương mại của OECD đã giảm 17,9 triệu thùng trong tháng 11, tốc độ nhanh gấp đôi so với mức trung bình 5 năm. Và, vào tháng 12, số liệu sơ bộ cho thấy sự sụt giảm này thậm chí còn mạnh hơn.
Trên thực tế, hàng tồn kho đã giảm trong ba quý liên tiếp vào năm 2017. Trung bình, hàng tồn kho giảm với tốc độ 630.000 thùng/ngày, con số mà IEA cho biết là ngoại lệ. Đơn cử như năm 1999 (tăng gấp đôi), năm 2009 (giá tăng gần 20 USD/thùng), và năm 2013 (giá tăng 6 USD/thùng). Vào khoảng thời gian này, hàng tồn kho giảm làm đẩy giá Brent tăng gần 25 USD/thùng. IEA đã viết: "Thị trường dầu mỏ rõ ràng là đang thắt chặ".
Theo chiều hướng này, nếu không phải là do sự gia tăng trong vị thế từ các quỹ phòng hộ và quản lý tiền tệ khác - các nguyên tắc cơ bản đang chỉ ra một sự thắt chặt thực sự đang diễn ra trên thị trường dầu thô giao ngay.
Tuy nhiên, nguồn cung tăng vọt từ Mỹ và các nước không thuộc OPEC đe doạ sẽ cản trở đà phục hồi. IEA nâng dự báo cho sự tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ trong năm nay từ 870.000 thùng/ngày lên 1,1 triệu thùng/ngày. Điều đó đến sau khi có điều chỉnh tăng từ EIA và OPEC, chưa kể đến hàng loạt các ngân hàng đầu tư. Mọi người đều đồng ý về một điều: đá phiến của Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh, nhiều hơn những gì các nhà phân tích dự đoán chỉ một tháng trước.
Câu chuyện nguồn cung năm 2018 đang lộ ra nhanh chóng ở châu Mỹ. IEA đã viết: sự tăng trưởng bùng nổ ở Mỹ, Canada và Brazil sẽ bù lại sự sụt giảm mạnh ở Venezuela và Mexico.
"Có khả năng sản xuất dầu thô của Mỹ sẽ sớm vượt qua Saudi Arabia và Nga". Nga sản xuất hơn 11 triệu thùng/ngày. EIA dự đoán đầu tháng này rằng Hoa Kỳ sẽ vượt 11 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2019.
Nhưng không phải chỉ có Mỹ mới đưa thêm dầu mới vào thị trường. Brazil và Canada là hai nước không thuộc OPEC dự kiến sẽ đạt được những thành công mạnh mẽ, mặc dù, không giống như đá phiến với chu kỳ ngắn, cả hai quốc gia này đều có những dự án sắp đi vào hoạt động được lên kế hoạch từ nhiều năm trước.
Thậm chí sau khi phân tích một số sự sụt giảm sản lượng từ Mexico và Trung Quốc, IEA dự báo sản lượng ngoài OPEC sẽ tăng thêm 1,7 triệu thùng/ngày vào năm 2018, con số đại diện cho "sự trở lại của những ngày bùng phát 2013-2015 khi mức tăng trưởng trung bình của Mỹ là 1,9 triệu thùng/ngày".
Đối với những nhà đầu cơ giá lên, đó sẽ là một con số mang tính khá đe dọa vì nhu cầu được dự báo chỉ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm nay.
IEA thừa nhận rằng ước tính nhu cầu của họ có thể là bảo thủ, nhưng họ phải tính đến thực tế là một số yếu tố phá hỏng nhu cầu có thể xảy ra từ giá cao hơn. OPEC dự báo tăng trưởng nhu cầu ở mức 1,5 triệu thùng/ngày, nhưng ngay cả con số đó cũng đang bị đe doạ bởi nguồn cung mới thêm 1,7 triệu thùng/ngày.
Điều này có thể dẫn đến tồn kho tăng trở lại, kiểm tra sự phục hồi hiện tại của giá. IEA dự báo một sự "thặng dư khiêm tốn" trong nửa đầu năm, tiếp theo là "thâm hụt khiêm tốn" trong nửa cuối năm. Như vậy, dự báo Brent có giá 60-70 USD có vẻ hợp lý, nhưng "chúng ta nên nghĩ đến một năm biến động".
Hiện tại, giá dầu đang cố gắng duy trì đà tăng - Brent đã đạt ngưỡng 70 USD/thùng, nhưng giảm trở lại khỏi mức kháng cự đó.
Oilprice