Tôi khiến gia đình phá sản vì quẹt thẻ tín dụng mua đồ hiệu: Phải bán xe, bố mẹ chồng 80 tuổi còn trả lãi hộ, nhưng đó chưa phải điều đáng sợ nhất!
Nếu mua sắm hàng hiệu là một cuộc đầu tư thì tôi đã lỗ ngay từ đầu.
- 13-04-2022Lâm Bảo Châu - chàng người mẫu trẻ có cuộc sống sang chảnh sau khi yêu Lệ Quyên: Mặc đồ hiệu, ở biệt thự triệu đô, check-in du thuyền!
- 06-04-2022So kè BST tiền tỷ của 2 MC, BTV chịu chơi nhất VTV: Dát toàn đồ hiệu xa xỉ, đồng hồ, túi xách mỗi ngày chọn một chiếc
- 22-03-2022[ Tuổi 30, tôi có 1 căn nhà ] Tậu nhà Ecopark ngập ánh sáng, vợ chồng trẻ “hô biến” từng góc sống chill: “Hứng lên” lại đổi decor, nhìn nhà đẹp còn sướng hơn ăn ngon, mua đồ hiệu
"Tôi sinh ra trong một gia đình nhập cư nghèo. Tuổi thơ của tôi là những ngày sống với quần áo bạc màu, quá cỡ được mẹ xin về từ các cửa hàng từ thiện cho người nghèo. Ngay cả trong dịp Giáng Sinh, tôi cũng không có bất cứ món quà nào. Việc ăn mặc lôi thôi, lếch thếch suốt thời thơ ấu và cả khi đã lớn khiến tôi luôn mặc cảm về bản thân và khát khao kiếm được nhiều tiền để mua được tất cả mọi thứ mình thích.
Và rồi, ước mơ của tôi đã thành hiện thực khi nhận được vị trí hiệu trưởng ở một trường Trung học. Mức lương cao chót vót đem lại cho tôi cuộc sống trong mơ, tha hồ mua sắm mọi thứ mình muốn mà không cần đắn đo suy nghĩ. Ban đầu chỉ là vài chiếc áo Zara, đôi bốt Ganni… sau đó là những món hàng hiệu đắt đỏ hơn.
Mỗi đợt lãnh lương hay ngày hội săn sale, tôi đều tiêu sạch tiền với suy nghĩ "tự thưởng cho bản thân". Khi cơn sốt hàng hiệu tăng giá nổi lên, tôi lại càng chi bạo cho những món đồ hiệu. Từng có lúc tôi chi đến 4.000 bảng Anh (khoảng 120 triệu) để mua 1 đôi giày và ngay lập tức sau đó là 5 chiếc túi Prada cổ điển chỉ khác biệt về màu sắc.
Tôi đã nghĩ mình có chi trả cho các khoản mua hàng hiệu khổng lồ bằng tiền lương suốt đời nhưng đời lại không như là mơ. Dưới sức ảnh hưởng của dịch bệnh, tôi mất việc. Dù vậy, cơn nghiện mua sắm của tôi vẫn không dừng lại. Tôi bắt đầu mở nhiều thẻ tín dụng, vay mượn để mua sắm hàng hiệu. Thậm chí, để chồng không biết tôi còn giả vờ đi làm mỗi ngày trong 2 tháng, xóa sạch mail đính kèm hóa đơn của ngân hàng và các cửa hàng. Tồi tệ hơn, tôi phớt lờ mọi thông báo về các khoản thanh toán quá hạn, các khoản nợ chưa thanh toán.
Giấy không bọc được lửa, chỉ sau 2 tháng, người nhắc nợ và ngân hàng đã liên lạc trực tiếp với chồng tôi để thông báo về những khoản chi quá khả năng thanh toán. Tổng số nợ mua sắm mà tôi mắc phải là 60.000 bảng Anh (khoảng 1,8 tỷ đồng). Đây là số tiền không hề nhỏ với gia đình tôi, chúng tôi phải bán xe chở hàng của gia đình, đồ hiệu đã mua lẫn trang sức nhưng vẫn không thể trả hết nợ. Bố mẹ chồng ở tuổi 80 cũng phải đứng ra trả giúp vợ chồng tôi tiền lãi ngân hàng bằng lương hưu ít ỏi.
Việc đối mặt với khoản nợ khổng lồ không làm tôi suy sụp bằng những lời trách móc của chồng, ánh mắt thất vọng của các con. Sau khi nghe tôi giải thích mọi chuyện, chồng tôi không ngần ngại sử dụng những từ ngữ nặng nề để nhiếc mắng tôi trước mặt 3 con. Còn tụi trẻ thì trùm chăn trên giường và khóc vì lo lắng cho tương lai của chính chúng".
Đó là câu chuyện của Zoya Kaleeva trên tạp chí Elle tháng 12/2021. Giống như mọi phụ nữ khác, Zoya cũng có niềm đam mê bất diệt cho việc mua sắm. Song, cảm giác hư vinh và việc quá tự tin vào tài chính cá nhân đã khiến cô ngày càng sa đà vào mua sắm hàng hiệu, kết quả là phải gánh món nợ khổng lồ cũng như mất đi niềm tin của những người thân yêu xung quanh.
Nghiện mua sắm không còn là điều xa lạ với nhiều người. Dưới áp lực của công việc, cuộc sống hoặc để thỏa mãn thói quen hư vinh, nhiều người tìm đến việc sắm sanh điên cuồng để giải tỏa cảm xúc. Song, thói quen này có thể gây tổn hại đến công việc, các mối quan hệ và đẩy dân tình vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng về tài chính. Để ngăn chặn việc sắm sanh điên cuồng rồi ôm nợ vào người, bạn có thể tham khảo qua những tips sau:
- Lập danh sách những thứ bạn cần trước khi mua sắm: Việc lên kế hoạch mua sắm từ trước sẽ phần nào giúp bạn vượt qua các bẫy rút ví của siêu thị, cửa hàng và hạn chế bạn chi tiền cho những thứ không cần thiết.
- Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng: Hình thức quẹt trước, trả sau bằng thẻ tín dụng có rất nhiều ưu điểm nhưng dễ dẫn đến tâm lý không thấy xót tiền khiến bạn chi tiêu hoang phí rồi ôm nợ.
- Không mua sắm trong ngày săn sale: Đa phần dân tình đều nghĩ việc săn sale sẽ giúp họ tiết kiệm tiền, nhưng thật ra lại ngược lại. Đứng giữa nhiều mặt hàng giảm giá hấp dẫn, bạn sẽ dễ rút ví cho nhiều món không cần thiết hoặc đôi khi là bị hớ khi mua sắm, kết quả tốn nhiều hơn là tiết kiệm.
- Dùng cách khác để giải tỏa thay vì mua sắm: Lúc tâm trạng không ổn, bạn có thể đi dạo, nghe nhạc, ra ngoài cùng bạn bè thay vì mua sắm, chi tiền cho những niềm vui nhất thời.
Ảnh: Tổng hợp
Tham khảo: Elle, NY Post
Pháp luật và bạn đọc