Tôi nhận ra 4 sai lầm khiến bản thân tốn nhiều tiền nhất trong năm 2022
Năm nay, tôi nhận thấy rằng việc bội chi trong các đợt giảm giá đã đẩy việc chi tiêu của mình đi chệch hướng. Ngoài ra, tôi cũng phạm những sai lầm đầu tư, giữ quá nhiều tiền mặt ở ngân hàng và trả tiền cho những gói đăng ký không sử dụng.
- 14-01-2023Áp lực chi tiêu ngày Tết: Sinh viên mới ra trường lương 5 triệu 'chật vật xoay xở' vì đủ thứ phải tiêu, người dự tính 50 triệu vẫn thiếu
- 11-01-2023Chi tiêu tiền thưởng cuối năm thế nào hợp lý: Chưa tới Tết đã hết sạch tiền thì hỏng rồi, mong gì làm nên đại sự!
- 11-01-2023Thoải mái chi tiêu Tết nhờ nguồn thu nhập thụ động
Sau khi dành phần lớn những năm 20 tuổi của mình để mắc quá nhiều sai lầm liên tục về tài chính, từ nợ thẻ tín dụng đến bỏ qua quỹ hưu trí, tôi đã tự hứa với bản thân rằng tuổi 30 của mình sẽ khác. Đó là lý do tại sao trong vài năm qua, tôi đã dành thời gian để quản lý tài chính của mình và cố gắng hạn chế những sai lầm về tiền bạc.
Một cách để tôi làm điều đó là dành thời gian trong tháng 12 để kiểm kê tất cả các khoản tài chính của mình vào cuối năm. Tôi xem xét số tiền đã chi tiêu hàng tháng, hiệu quả của từng khoản đầu tư và số tiền mặt tôi có thể tiết kiệm được trong suốt cả năm.
Sau khi hoàn thành bản kiểm kê tài chính cho năm nay, tôi nhận thấy bốn sai lầm khiến bản thân tốn kém lớn. Đây là những gì tôi đã làm sai trong năm 2022 và mong là sẽ không lặp lại vào năm 2023.
1. Bội chi trong các đợt giảm giá
(Nguồn ảnh: CNBC)
Một trong những sai lầm lớn nhất mà tôi mắc phải hàng năm là bội chi trong các đợt giảm giá. Trong phần lớn thời gian của năm, tôi giữ ngân sách chi tiêu nghiêm ngặt và theo dõi xem từng đồng đang biến động hàng tuần.
Tuy nhiên, khi bước sang tháng 11, tư duy tài chính của tôi dường như thay đổi. Thay vì ngồi xuống và lên kế hoạch ngân sách cho những món quà trong ngày lễ, tôi dựa vào các chương trình khuyến mãi từ các nhà bán lẻ và ảnh hưởng của những ngày có ưu đãi lớn. Có thể kể tới như Black Friday, Cyber Monday để mua càng nhiều mặt hàng càng tốt.
Trong một tháng rưỡi vừa qua, tôi đã chi hơn 750 đô la (17,5 triệu) so với ngân sách hàng tháng cho phép không chỉ cho quà tặng mà còn cho các chuyến đi chơi trong ngày lễ và thậm chí là đi du lịch.
Để ngăn điều này xảy ra vào năm tới, tôi muốn lập ngân sách quà tặng trong hai tuần đầu tiên của tháng 11 và theo dõi chi tiêu của mình hàng ngày để không chi tiêu nhiều hơn dự định.
2. Giữ quá nhiều tiền mặt
(Nguồn ảnh: MERY)
Nhiều người nói về cuộc suy thoái sắp xảy ra vào năm 2023, nên tôi đã dành phần lớn thời gian trong năm nay để sợ hãi khi tiêu bất kỳ khoản tiền lớn nào. Là một người làm việc tự do, tôi muốn đảm bảo rằng mình có đủ tiền mặt trong quỹ khẩn cấp và tài khoản tiết kiệm để có thể trang trải các chi phí trong trường hợp tôi mất bất kỳ khách hàng nào do suy thoái kinh tế.
Do đó, tôi đã bỏ lỡ các cơ hội để tăng số tiền đó theo cách ít rủi ro. Khi nhiều người bạn của tôi đầu tư vào đầu năm nay, khi lãi suất khoảng 9%, tôi đã quá lo sợ vì vậy đã giữ nó trong tài khoản tiết kiệm với lãi suất 2%.
3. Không quan tâm đến các khoản đầu tư của mình
(Nguồn ảnh: Medium)
Vào đầu năm nay, tôi quyết định đầu tư vài nghìn đô la vào một số cổ phiếu riêng lẻ. Tôi đã không nghiên cứu nhiều về bất kỳ công ty nào trong số này và sau khi mua cổ phiếu, tôi đã không chú ý đến những khoản đầu tư này trong bảy tháng.
Trong thời gian đó, hầu hết giá cổ phiếu đều giảm đáng kể và tôi đã mất rất nhiều tiền. Mặc dù những cổ phiếu này có thể phục hồi trở lại, nhưng tôi đã liều lĩnh đầu tư vào các công ty mà không nghiên cứu, xin lời khuyên từ cố vấn tài chính và không kiểm tra thị trường trong năm.
Vào năm 2023, tôi dự định đầu tư vào các quỹ chỉ số. Quỹ này có thể giúp tôi đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình và giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư vào các công ty riêng lẻ.
4. Quên hủy đăng ký
(Nguồn ảnh: biz.crast)
Mặc dù tôi vẫn thường xuyên kiểm tra chi tiêu trên thẻ tín dụng cá nhân mỗi tuần, nhưng tôi không giỏi lắm trong việc theo dõi các khoản phí định kỳ trên thẻ tín dụng của doanh nghiệp.
Khi nhìn lại bảng sao kê hàng tháng của mình, tôi nhận thấy có ít nhất ba khoản phí đăng ký định kỳ cho phần mềm và công cụ tiếp thị mà tôi đã không sử dụng nhiều hơn một vài lần trong năm nay. Nếu tôi nhận thấy những khoản phí này sáu tháng trước, tôi đã hủy các đăng ký này và tiết kiệm được vài trăm đô la.
Để đảm bảo điều này không xảy ra vào năm tới, tôi đã lập danh sách tất cả các đăng ký tôi có cho doanh nghiệp tự vận hành của mình (dựa trên bảng sao kê thẻ tín dụng của năm nay) và tôi đang bắt đầu hủy tất cả những đăng ký không thực sự cần thiết. Bằng cách đó, tôi có thể bắt đầu năm mới mà không phải lo lắng về việc bị tính phí cho các sản phẩm hoặc quyền truy cập phần mềm mà tôi không cần dùng thường xuyên.
Bài viết ghi lại từ chia sẻ của Jen Glantz (34 tuổi) hiện là người dẫn chương trình trên podcast You're Not Get Any Younger và là người tạo ra bản tin Pick-Me-Up and Odd Jobs.
Phụ nữ Việt Nam