Tôi thách thức bản thân với "7 ngày không làm gì” và đây là những bài học quý giá mà ai cũng nên thử một lần
Tôi thách thức bản thân với "7 ngày không làm gì” và đây là những bài học quý giá mà ai cũng nên thử một lần
- 24-04-2018Triệu phú tự thân Mỹ Tony Robbin: Ý nghĩa của sự giàu có nằm ở một điều quan trọng ít người nghĩ tới
- 24-04-2018Có gì trong bức thư hàng năm gửi cổ đông của Jeff Bezos được giới chuyên môn ca ngợi là 'sách của mọi loại sách kinh doanh’
- 24-04-2018Một tháng du lịch vòng quanh thế giới dành cho giới siêu giàu: Chuyến đi đáng mơ ước của cuộc đời!
Khi đang viết bài này, tôi đã trải qua 1 tuần mà không làm gì cả.
Tuy không làm gì cả nhưng 7 ngày vừa qua đã cho tôi những kinh nghiệm và bài học quý giá. Tôi sẽ chia sẻ những gì tôi có được từ việc "không làm gì cả".
Tôi là một cây viết tự do và chuyên viết về "Digital marketing" – Tiếp thị kỹ thuật số, vì vậy công vệc của tôi không cho phép tôi xa rời những kênh trên mạng (hoặc có thể nói là những kênh thông tin khiến tôi rất dễ xao nhãng công việc) như phương tiện truyền thông, Email, Internet, và điện thoại. Hầu hết thời gian trong ngày tôi bị chúng bủa vây.
Tuy nhiên, gần đây tôi vừa trải qua một ca phẫu thuật nhỏ và bác sĩ khuyên tôi nên nghỉ ngơi. Nhưng cô ấy nói rằng tôi vẫn có thể sử dụng laptop và điện thoại.
Lần này tôi đã quyết định "không để bất cứ thứ gì tiếp cận mình" trong 7 ngày. Tôi kiên quyết không để thứ gì điều khiển sự tập trung của tôi ngoài chính tôi.
Và chiến lược "7 ngày không làm gì" của tôi đã bắt đầu. Điều tôi làm trước tiên là ngắt kết nối internet và tắt điện thoại.
Tôi không sử dụng mạng xã hội.
Tôi không kiểm tra email.
Tôi không nhắn tin hay gọi điện (bạn bè và gia đình đã rất tức giận vì họ không thể liên lạc được với tôi).
Tôi thậm chí còn không đọc báo hay sách (mặc dù tôi là một người cuồng đọc sách).
Tôi cũng chẳng viết bất kỳ thứ gì.
Tóm lại, tôi không làm gì cả và tôi cũng chẳng tiêu tốn thứ gì.
Thật lòng mà nói, lúc đầu tôi thấy tình trạng này thật kinh khủng, nhưng điều đó thật sự xứng đáng để đánh đổi đấy.
Học tập chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Thứ đáng sợ nhất với thế hệ chúng ta là – đưa ra quyết định và hoàn toàn cam kết với điều đó.
Nhưng… không thể đưa ra quyết định thậm chí còn đáng sợ hơn.
Và tôi đã đưa ra một quyết định và tôi phải trung thành đến cùng.
Đây là những gì tôi đã học từ chiến lược "không làm gì" hoặc theo một cách nói khác "nạp lại năng lượng cho bản thân":
1. Nó cho phép tôi nghĩ kỹ và sâu sắc
Bài học quan trọng nhất tôi đã học được là:
Liên tục kiểm tra email và để sự tập trung của chúng ta bị các ứng dụng và mạng xã hội chi phối thì cái giá chúng ta phải trả ko hề dễ chịu – giảm năng suất làm việc và có những suy nghĩ hời hợt, không kỹ càng.
Với môi trường công sở, chúng ta luôn nghĩ rằng rằng nếu ai đó đang làm nhiều công việc một lúc hoặc đang bận rộn, thì hẳn họ là một nhân viên làm việc có năng suất.
Nhưng để tôi kể cho bạn một sự thật tàn nhẫn…
Sự bận rộn hay làm nhiều công việc một lúc chẳng liên quan gì tới năng suất cả. Thật đấy!
Cal Newport đã nói trong quyển sách của ông ấy rằng, "Làm việc chuyên sâu: Những nguyên tắc để thành công trong một thế giới đầy sự xao nhãng".
Chúng ta luôn nghĩ kiểm tra email, lướt facebook hay sử dụng điện thoại chỉ mất một vài giây và đó cũng là một cách để thư giãn.
Nhưng sự thật thì ngược lại, những sự gián đoạn này tốn nhiều thời gian hơn chúng ta nghĩ. Mỗi một gián đoạn chúng ta mất đi sự tập trung và nó làm yếu đi khả năng nghĩ sâu.
Ơn trời, "7 ngày không làm gì" đã giúp tôi có được cái nhìn và luồng suy nghĩ rõ ràng hơn.
Tôi không cần phải lo lắng về những xu thế mới, tin tức mới và bất kỳ thứ gì gọi là kiến thức nữa.
Tôi có một ý tưởng, một câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi của mình:
Tôi thật sự muốn gì?
Tôi nên chú ý vào điều gì?
Làm sao để tôi có được chất lượng công việc mà tôi muốn?
Và tôi không cho phép tâm trí mình bị sao nhãng hay bị lơ đễnh. Tôi đã xóa bỏ tất cả những thứ có thể làm tôi bị gián đoạn trong suốt quá trình làm sạch tâm trí.
Ryan Holiday đã nói rất hay: "Đây là một sự mỉa mai to lớn trong cuộc sống của hầu hết mỗi người. Họ không biết bản thân họ muốn gì. Mặc dù họ rất tích cực."
Ảnh minh họa
2. Nó dạy tôi cách ôm lấy nỗi buồn
Trong thế giới xô bồ luôn vận động và trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay chúng ta không muốn có cảm giác chán nản nhưng cũng rất dễ cảm thấy chán nản.
Chúng ta không thể sống mà không có 'smartphone' (thậm chí ngủ cũng phải có 'smartphone' bên cạnh). Những khi xếp hàng chờ chúng ta lập tức lấy 'smartphone' ra và bắt đầu lướt web hoặc nhắn tin. Chúng ta muốn luôn luôn 'online'.
Thật lòng, ngày đầu xa rời công nghệ tôi cũng thấy chán lắm, nhưng tôi chọn cách tự ôm chặt sự buồn chán của mình. Khi chúng ta tắt hết những thứ khiến cho chúng ta xao nhãng, chúng ta sẽ chán.
Quả là một tình huống khó khăn.
Và tôi nghĩ muốn có năng suất làm việc cao thì không thể không chấp nhận sự buồn chán.
Và khi đó tôi đã có đủ thời gian nhìn ngắm vẻ đẹp của tự nhiên. Tôi đã từng nhìn ngắm những cái cây hàng giờ và tôi thấy những cái cây vô tri đó cũng có những kênh giao tiếp riêng, chúng gửi đi và nhận lại thông qua gió (chắc bạn nghĩ tôi khùng).
Những điều tuy nhỏ nhặt này lại góp phần mở mang tâm trí tôi. Chúng giúp tôi kết nối với "những câu hỏi tại sao" mà tôi đã quên mất đi trong suốt bao năm qua.
3. Kết luận
Vì những lợi ích mà chiến dịch mang lại tôi quyết định một tháng tới, tôi sẽ dành ra 60 phút để không làm gì cả.
Không gì khác.
Không sự xao nhãng.
Vì sự tập trung dẫn đến động lực và động lực dẫn đến năng suất.
Và nếu bạn là một giáo sư, một thương gia hay một học sinh, tôi thật sự khuyên bạn nên dành thời gian cho bản thân vào buổi sáng hay sau khi kết thúc công việc (không có bất cứ sự quấy rầy nào).
Chính điều này sẽ giúp bạn làm việc có năng suất hơn bởi "không làm gì" là một cách để " nạp lại năng lượng".
Hãy luôn nhớ sự đầu tư tốt nhất của bạn là CHÍNH BẠN (đó là một sự đầu tư tốt hơn cả Bitcoin).
Trí thức trẻ