Tôi vừa mới từ chức rồi: Rõ ràng nghèo như vậy, trong tay không dư dả tiền, nhưng cũng không muốn đi làm!
Năng lực quan trọng, cơ hội cũng rất quan trọng. Năng lực và tư duy đều là thứ bạn có thể kiểm soát; nhưng cơ hội thì không, chỉ có thể gặp mà không thể cầu.
Cuối cùng Mỹ Linh cũng đã "gom" đủ can đảm để đặt lá thư từ chức lên bàn lãnh đạo, sau đó nói với ông ấy: "Tôi không muốn làm nữa".
Đây chỉ là việc nằm trong dự định, đối với lãnh đạo, nhân viên xin nghỉ việc là quá bình thường. Nhưng đối với Mỹ Linh mà nói, suy nghĩ này đã tồn tại trong đầu cô ấy từ rất lâu, nhưng cô ấy vẫn không dám.
Điều khiến cô ấy bất ngờ chính là lãnh đạo chẳng những không giữ cô ấy lại, mà ngay cả lý do nghỉ việc cũng không hỏi một câu, chỉ gật đầu bảo cô ấy bàn giao công việc cho người mới xong liền có thể đi.
Nhưng Mỹ Linh cũng cảm thấy may mắn vì ông ta không hỏi. Nếu không chẳng lẽ cô phải nói thật rằng vì tính khí ông ta không tốt chút nào, động chút là mắng người. Cô từng bị mắng nhiều đến nỗi chỉ muốn kiếm cái lỗ chui xuống đất cho đỡ nhục.
Hơn nữa, công ty này còn thường bắt nhân viên tăng ca vào ngày nghỉ, tiền tăng ca không được tăng gấp đôi đã không nói, cô ấy đã làm 5 năm vẫn chưa được xét duyệt tăng lương.
Nghĩ đến đã thấy nhức đầu, mệt mỏi, nên thôi cô ấy xin từ chức luôn.
Người ta thường nói, sau khi nghỉ việc thường phải trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên: là để cho "cái tôi" được tự do. Bởi vì không cần phải gặp mặt cấp trên hay đồng nghiệp mình ghét nữa. Rốt cuộc cũng chờ đến ngay không cần nhìn sắc mặt cấp trên, xem ông ta chỉ trỏ vào mặt mình mà mắng mỏ. Đây là giai đoạn thư giãn, hoàn toàn không có gì gò bó.
Bạn có thể dành chút thời gian cho cuộc sống tinh thần của bản thân, thích làm gì thì làm, và thông thường nhiều người lựa chọn đi du lịch vào giai đoạn này.
Giai đoạn thứ hai: là lên dây cót tinh thần nộp CV vào vài công ty và trông đợi kết quả. Sau khi thư giãn đủ rồi, bạn cũng cần kiếm việc lại để kiếm chén cơm ăn, dù không thích đi nữa, vì cuộc sống vẫn phải tiếp tục thôi.
Lý do từ chức có hàng ngàn, nhưng chúng đều có điểm tương tự nhau. Có thể do nhận lương không tương xứng, ít tiền nên không đủ trang trải, cũng có thể do bị người khác làm tổn thương.
Vì thế, khi tìm kiếm công việc tiếp theo, tiêu chuẩn và yêu cầu của bạn sẽ cao hơn nhiều. Bạn hi vọng tìm được công việc có lương cao hơn, lãnh đạo "thân thiện" hơn, đồng nghiệp "dễ ở" hơn. Nhưng qua một tháng, bạn vẫn chưa tìm được nơi đạt tiêu chuẩn đó, vì vậy dù đã lấy được OFFER từ vài công ty, bạn cũng không muốn nhận làm.
Giai đoạn thứ ba: là tạm chấp nhận. Những người có thể tìm được công việc theo yêu cầu cao như thế không nhiều. Đa số người đều trải qua quá trình kiếm việc rất lâu nhưng không thể tìm được nơi hợp với yêu cầu bản thân đề ra. Thế nên cuối cùng, họ chỉ đành tìm công việc tàm tạm, gần giống yêu cầu để làm.
Cuộc sống của Mỹ Linh sau khi xin từ chức cũng như vậy. Tuần đầu tiên, cô ấy ngủ nướng đến hơn 10 giờ sáng, mua đồ ăn vặt về chất đống trong nhà. Thức dậy thì xem phim hoặc chơi game, buổi chiều hẹn bạn đi trà sữa, nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là ở nhà ngủ.
Sau một tuần, Mỹ Linh nhìn mọi người bận rộn đi làm, cô ấy bắt đầu lo lắng, không có việc, sẽ không có thu nhập. Vì thế, cô ấy vội làm mới CV và đăng lên mạng.
Nhận được lời mời phỏng vấn từ vài nơi, nhưng cô ấy đều không quá hài lòng.
Hơn hai tuần, Mỹ Linh vẫn không chấp nhận, bởi vì cô ấy cảm thấy chính mình nhất định tìm được việc khác xứng đáng và tốt hơn.
Dần dần, những cuộc gọi mời phỏng vấn dần thưa thớt. Tiền trong túi giảm từng ngày, Mỹ Linh đành phải lên kế hoạch chi tiêu gắt gao hơn.
Cuối cùng, sau 50 ngày từ chức, cô ấy đã tìm được một công việc, nhưng ở một nơi xa nhà, lương thấp, còn phải làm nhiều giờ. Nhưng biết làm sao được? Không chịu đi làm nữa sẽ hết cạn tiền mất!
Hiện nay, có nhiều người trẻ, không phải vì họ kiêu ngạo, mà chỉ đơn giản là vì họ không muốn đi làm. Đó cũng là lý do nhiều người đến giờ còn nghèo, không có bao nhiêu tiền trong tay; hoặc thích "đua" theo "trào lưu" tự lập nghiệp, vì muốn trở thành ông chủ, không cần phải đi làm.
1. Hiểu rất nhiều đạo lý, nhưng vẫn sống cuộc đời tồi tệ
Cuộc đời này, có đôi khi cần "sự thỏa hiệp".
Đối với mỗi người trẻ đang tồn tại suy nghĩ không muốn đi làm, chỉ cần họ không lười, họ nhất định biết rằng dù không muốn mình vẫn phải đi làm, nếu không cuộc sống sẽ bế tắc.
Đạo lý này ai mà chẳng hiểu, chỉ là có người không thể thuyết phục được bản thân chấp nhận nó và vượt qua chính mình.
Có nhiều người, rõ ràng biết việc đó là sai, nhưng lại vẫn đi lầm đường lạc lối.
100 nhân viên thì đã có hơn 90 người làm việc vì tiền, vì cuộc sống, mà không phải vì thích đi làm. Do đó, mỗi ngày trôi qua với họ đều vô cùng mệt mỏi, đồng hồ luôn thường trực, điện thoại luôn sạc đầy, máy tính luôn bật sẵn khung chat để có thể "trộm lười" bất cứ khi nào lãnh đạo không phát hiện.
Thực tế, dù bạn ghét đi làm, bạn vẫn phải "thỏa hiệp" với nó, bởi vì bạn cần tiền lương để duy trì cuộc sống.
2. Cơ hội và năng lực
Từng có một người làm việc trong công ty nhiều năm nhưng không phát triển được gì. Mà người có thu nhập không cao đó lại còn nói với tôi rằng:
"Đi làm, không phải lúc nào bạn có năng lực cao đều sẽ nhận được mức lương tốt."
Điều này không sai. Một số người bạn xung quanh tôi cũng như vậy, thường than thở về số phận mình.
Nhưng bạn biết không, khi chạm mặt với cơ hội đến, bạn có kịp nhận ra nó và nắm bắt chưa, hay vì nhiều nguyên do mà bỏ lỡ mất?
Năng lực quan trọng, cơ hội cũng rất quan trọng. Năng lực và tư duy đều là thứ bạn có thể kiểm soát; nhưng cơ hội thì không, chỉ có thể gặp mà không thể cầu.
Khi tư duy và năng lực của bạn đủ mạnh, cơ hội tự nhiên đến, nắm bắt tốt, bạn sẽ thành công.
Nhiều người thất bại vì trước khi cơ hội đến năng lực chưa đủ để nắm bắt, tâm lý cũng chưa nhanh nhạy, vì vậy dù có gặp cơ hội cũng như không.
Có lẽ cuộc sống này chính là một quá trình cố gắng không ngừng và chờ đợi cơ hội. Thành công hay thất bại, phải xem ai chuẩn bị đủ tốt, ai có thể kiên trì đến cùng.
Trí thức trẻ