Tổn thất sau thu hoạch xoài lên đến 27%
Đó là số liệu được công bố chính thức tại Hội thảo Công nghệ sau thu hoạch ngành hàng xoài khu vực ĐBSCL do tỉnh Đồng Tháp đăng cai tổ chức vào 19.6 tại TP Cao Lãnh.
- 19-06-2018Trái cây ĐBSCL lũ lượt tuột giá chạm đáy: Có cần một cuộc “giải cứu”?
- 18-06-2018Nguy cơ "cuộc chiến trái cây" giữa Thái Lan và Indonesia
- 06-06-2018Dân Sài Gòn được mùa trái cây 'ngon bổ rẻ'
Theo kết quả khảo sát tại 3 tỉnh trọng điểm trồng xoài của vùng ĐBSCL là Vĩnh Long, Đồng Tháp và Tiền Giang của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp quốc (UNIDO), tổn thất sau thu hoạch lên đến 26.9%. Con số này không hề nhỏ khi cũng theo tính toán của tổ chức này, tổng giá trị xoài của Việt Nam lên đến 490 triệu USD/năm. Nhưng quan trọng hơn, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng đầu ra của mặt hàng xoài ở lĩnh vực xuất khẩu.
Phát biểu tại hội thảo, ông Perter Jonhson – chuyên gia tư vấn UNIDO- cho biết có 5 lý do khiến cho tổn thất sau thu hoạch của xoài ĐBSCL nói riêng, Việt Nam nói chung, ở mức cao là do: Kỹ thuật, thời gian thu hoạch và vận chuyển sau thu hoạch chưa đúng; không diệt khuẩn gây hại trái; không giữ trái sau thu hoạch ở điều kiện nhiệt độ phù hợp và không có giải pháp phòng chống mủ xoài...
Để khắc phục hạn chế này, sau thời gian nghiên cứu, UNIDO đã quyết định đầu tư “Mô hình trung tâm tiên tiến về thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển xoài” (Trung tâm) tại Đồng Tháp. Đây là chương trình nằm trong dự án Tăng cường năng lực cung cấp rau, quả thông qua ứng dụng công nghệ trong chuỗi giá trị của Liên Hợp quốc. Sau thời gian tập huấn, đầu tư, ngay hội thảo này đã làm lễ bàn giao Trung tâm. Trung tâm có quy mô xử lý 30 tấn xoài tươi/ngày, được trang bị hệ thống làm sạch mủ xoài, xử lý diệt nấm, hệ thống máy rửa, phòng giữ lạnh...
Tại hội thảo, các đại biểu kỳ vọng mô hình này sẽ góp phần giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch để nhà vườn có thêm lợi nhuận và xoài Việt Nam rộng đường tiêu thụ hơn.
Lao động