Tôn, thép Việt liên tục bị kiện chống bán phá giá
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mới đây đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép cuộn cacbon nhập khẩu từ Oman, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pakistan và Việt Nam.
- 12-03-2016Doanh nghiệp tôn thép: Tìm đường thoát khó
- 24-12-2015Doanh nghiệp tôn thép tự bảo vệ mình trước hàng nhập giá rẻ
- 29-11-2015Doanh nghiệp tôn thép Việt lao đao với hàng nhập khẩu giá rẻ
Bị kiện tại nhiều thị trường
Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương mới đây cho biết, ngày 25/10 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá , chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép cuộn cacbon nhập khẩu từ 1 số quốc gia trong đó có Việt Nam là quốc gia có mức nhập khẩu lớn nhất trong số các nước bị điều tra.
Theo kết luận này, DOC xác định biên độ bán phá giá sản phẩm trên của Việt Nam đối với các doanh nghiệp tham gia hợp tác trong quá trình điều tra là từ 0,00% - 6,27%, các doanh nghiệp không hợp tác trong quá trình điều tra là 113,18%; mức biên độ này đã có sự thay đổi so với quyết định sơ bộ DOC ban hành vào tháng 6/2016.
Trong giai đoạn tiếp theo, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) sẽ ban hành kết luận về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của Hoa Kỳ (dự kiến vào ngày 5/12/2016).
Nếu ITC xác định tồn tại thiệt hại/đe dọa thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa do hàng hóa bán phá giá/trợ cấp gây ra, lệnh áp thuế sẽ được DOC ban hành dự kiến vào ngày 12/12/2016. Còn trong trường hợp ITC xác định không tồn tại về thiệt hại, vụ việc sẽ được hủy bỏ.
Đây là vụ kiện được khởi xướng từ cách đây 1 năm, nguyên đơn vụ kiện bao gồm ty Bull Moose Tube Company, EXLTUBE, Wheatland Tube và Western Tube & Conduit.
Đối với mặt hàng khác là tôn mạ màu hiện các sản phẩm này cũng đang phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường chính như Malaysia, Thái Lan, Úc… Cụ thể, Malaysia áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôn mạ màu với mức thuế lên đến 34,85%. Thái Lan đã điều tra bán phá giá sản phẩm tôn mạ lạnh và sắp ban hành mức chống bán phá giá có thể lên đến 40%.
Ngày 22/9, các nhà sản xuất Hoa Kỳ cũng đã nộp đơn cáo buộc thép tôn mạ nhập khẩu từ Việt Nam lẩn tránh thuế và yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ đưa mặt hàng này vào phạm vi điều chỉnh của quyết định áp thuế chống bán phá giá 200% và áp thuế chống trợ cấp 241% đối với thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời yêu cầu ký quỹ đối với các khoản thuế này đối với thép mạ nhập khẩu từ Việt Nam.
Úc cũng đang xem xét khởi kiện kép chống bán phá giá, chống trợ cấp mặt hàng thép mạ kẽm nhập khẩu từ Việt Nam.
Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ
Một thực tế mà các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường trong đó có Mỹ liên tiếp phải đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá vì “nghi là hàng Trung Quốc”. Trước đó, có những vụ việc tương tự từng xảy ra đối với các sản phẩm như gỗ, đá granite... mà kết quả cuối cùng là hàng của Việt Nam đều bị áp thuế tương tự Trung Quốc.
Theo DOC, ngày 24/5/2016, sau khi Mỹ ban hành lệnh áp thuế với Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là 199,76% và thuế chống trợ cấp là 256,44% với sản phẩm thép cán nguội, lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Việt Nam sang Mỹ lại tăng đột biến.
Không lâu trước đó, do nghi ngại thép Trung Quốc tuồn sang Việt Nam để xuất sang Mỹ nên nguyên đơn đã yêu cầu DOC khởi xướng điều tra và hoãn việc thanh khoản các chuyến hàng nhập khẩu sản phẩm thép mạ từ Việt Nam và yêu cầu khoản tiền đặt cọc với các chuyến hàng này ở mức bằng với mức thuế đối với sản phẩm từ Trung Quốc.
Điều này theo một số doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, không ít doanh nghiệp làm ăn tử tế bị điều tra oan, mất uy tín và bị bạn hàng nghi ngờ.
Bizlive