Tổng Công ty nắm giữ cổ phần tại Ford, Honda, Toyota Việt Nam sẽ có đợt IPO lớn nhất năm vào ngày 29/8
Kết quả kinh doanh tích cực trong những năm qua của VEAM có sự đóng góp lớn từ việc liên doanh với cả 3 hãng xe lớn là Ford, Honda và Toyota.
- 16-03-2016Không phải làm gì nhiều, doanh nghiệp Việt Nam này mỗi năm thu lãi vài nghìn tỷ từ Toyota và Honda
- 25-07-2015Sacombank hợp tác toàn diện với VEAM
- 27-04-2015Toyota ra điều kiện: Đòi 2 tỷ USD để ở lại Việt Nam?
Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam- VEAM chuẩn bị tiến hành IPO 167 triệu cổ phiếu với mức giá khởi điểm 14.290 đồng/cp. Thời gian đấu giá dự kiến vào 8h30 ngày 29/8/2016 tại SGDCK Hà Nội.
Theo kế hoạch đã được phê duyệt, vốn điều lệ VEAM sau cổ phần hóa lên tới 13.288 tỷ đồng, tương đương với 1,33 tỷ cổ phiếu lưu hành tính theo mệnh giá.
Trong đó, Nhà nước nắm giữ 678 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động là 5,7 triệu đơn vị, chiếm 0,43% vốn điều lệ; Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược là 478 triệu đơn vị, chiếm 36% vốn điều lệ; Cổ phần IPO là 167 triệu đơn vị, chiếm 12,57% vốn điều lệ.
Với giá khởi điểm 14.290 đồng, vốn hoá của VEAM và lượng cổ phiếu đấu giá có giá trị tương ứng là 19.000 tỷ và 2.300 tỷ - những con số này sẽ đưa đợt IPO của VEAM trở thành đợt IPO lớn nhất trong năm 2016.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2014, VEAM ghi nhận doanh thu thuần 5.086 tỷ đồng, LNST 3.325 tỷ đồng và là đơn vị có lợi nhuận cao thứ 7 trong số các tập đoàn/tổng công ty 100% vốn nhà nước, cao hơn nhiều ông lớn như Tổng Công ty Cảng hàng không, Vinachem, Vinacomin…
Kết quả tích cực mà VEAM ghi nhận có sự đóng góp lớn từ việc liên doanh với cả 3 hãng xe lớn là Ford (thông qua công ty Diesel Sông Công), Honda và Toyota.
Tổng cộng VEAM đã góp 559 tỷ đồng vào 3 liên doanh trên. Đến cuối năm 2014, tổng giá trị của khoản đầu tư trên ghi nhận tương ứng với tỷ lệ sở hữu đã lên đến gần 8.400 tỷ đồng – tăng gấp 15 lần.
Đáng kể nhất là 30% vốn tại liên doanh Honda Việt Nam, tăng từ 253 tỷ lên thành hơn 7.100 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong hàng chục năm qua, các liên doanh này đã trả cho VEAM cả chục nghìn tỷ đồng cổ tức.
Đơn cử như trong năm 2014, công ty mẹ VEAM được lĩnh hơn 1.100 tỷ đồng cổ tức – chủ yếu từ các liên doanh này. Trên báo cáo hợp nhất, phần lợi nhuận mà VEAM được hưởng tương ứng với tỷ lệ sở hữu lên đến gần 3.500 tỷ đồng. Với việc ngành ô tô khởi sắc, lợi nhuận của các liên doanh của VEAM chắc chắn sẽ còn cao hơn nhiều.
Tuy vậy, hoạt động kinh doanh của VEAM và các công ty con lại không mấy khả quan xét về mặt tài chính. Không khó để nhận thấy nếu tách riêng lợi nhuận từ các liên doanh ra, VEAM có thể lỗ hàng trăm tỷ trong các năm qua.
Trí Thức Trẻ