MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tổng Công ty từng xây dựng loạt công trình lớn nhất Việt Nam một thời giờ lỗ triền miên, âm vốn nghìn tỷ

14-11-2023 - 08:40 AM | Doanh nghiệp

Tổng Công ty từng xây dựng loạt công trình lớn nhất Việt Nam một thời giờ lỗ triền miên, âm vốn nghìn tỷ

Tổng Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)...các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ...

Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng (mã CK: SHG) vừa công bố BCTC Hợp nhất đã soát xét bán niên năm 2023. Theo đó, trong nửa năm đầu, doanh thu thuần của Tổng Công ty chỉ gần 4 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ do công ty không có doanh thu từ hợp đồng xây lắp. Kết quả, SHG lỗ sau thuế gần 27 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ.

Tổng Công ty từng xây dựng loạt công trình lớn nhất Việt Nam một thời giờ lỗ triền miên, âm vốn nghìn tỷ - Ảnh 1.

Khoản lỗ trong nửa đầu năm nay tiếp tục nâng lỗ lũy kế của SHG tính đến ngày 30/6/2023 lên 1.293 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm 987 tỷ, Tổng Công ty đã âm vốn chủ sở hữu từ năm 2016. Kết thúc quý 2 năm nay, tổng tài sản của SHG đang ở mức 985 tỷ, tăng gần 5 tỷ so với đầu năm. Nợ phải trả đạt 1.972 tỷ đồng.

Tổng Công ty từng xây dựng loạt công trình lớn nhất Việt Nam một thời giờ lỗ triền miên, âm vốn nghìn tỷ - Ảnh 2.

Đơn vị kiểm toán đưa ra lưu ý về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Tại ngày 30/6/2023, nợ ngắn hạn của Tổng Công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn 987 tỷ đồng.

Trong nửa đầu năm, Tổng Công ty lỗ hợp nhất gần 27 tỷ, lỗ lũy kế đến ngày 30/6/2023 là 1.293 tỷ, âm vốn chủ sở hữu 987 tỷ đồng. Khả năng hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc vào việc thu hồi các khoản công nợ, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho thuê mặt bằng và sự hỗ trợ nguồn vốn từ các cổ đông.

Tổng Công ty cho biết HĐQT và Ban Tổng Giám đốc quyết liệt triển khai các kế hoạch để Tổng Công ty có thể duy trì tối đa khả năng hoạt động liên tục, gồm có: Nỗ lực thu hồi công nợ; Tiếp tục thực hiện thoái vốn đầu tư tại các công ty có vốn góp của Tổng Công ty; Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022-2025 và Văn bản số 1858/BXD-KHTC ngày 15/05/2023 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện chủ trương của Bộ Xây dựng trong việc thoái toàn bộ vốn Nhà nước của Tổng Công ty Sông Hồng. Theo đó, Bộ xây dựng thông qua kế hoạch chuyển nhượng vốn nhà nước tại Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng, hoàn thành phương án chuyển nhượng vốn trước ngày 31/12/2023.

Tổng công ty Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng. Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)...các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ...

SHG là một trong số những Tổng công ty đầu tiên trực thuộc Bộ Xây dựng thực hiện thành công yêu cầu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và hiện nay Bộ Xây dựng đang sở hữu 49% cổ phần của SHG.

Tổng công ty Sông Hồng IPO vào tháng 11/2009 với giá khởi điểm 14.000 đồng/cp, khi đó nhà đầu tư đã sẵn sàng trả giá 22.290 đồng/cp để mua 6,7 triệu cổ phần chào bán.

Tuy nhiên, sau cổ phần hóa đến nay, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn. Lên sàn Upcom từ năm 2015 với giá đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên là 9.700 đồng/cp, giá cổ phiếu SHG chỉ còn 2.000 đồng/cp và bị mất thanh khoản do nằm trong diện hạn chế giao dịch do chậm công bố công tin.

Năm 2019, SHG đã trình Bộ Xây dựng phê duyệt hồ sơ thoái vốn Nhà nước tại Tổng công ty để đấu giá một phần vốn Nhà nước. SHG cho biết, trong vài năm gần đây, công ty không triển khai được dự án đầu tư cũng như không có hợp đồng thi công xây lắp mới nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh không có cơ hội để phục hồi cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Theo SHG, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một thời gian rất ngắn nữa thì Tổng công ty cổ phần phần Sông Hồng chắc chắn sẽ buộc phải tuyên bố phá sản và mất toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty.

Đến cuối năm 2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo sẽ tổ chức đấu giá bán toàn bộ số cổ phần SHG do Bộ Xây dựng sở hữu với giá khởi điểm là 10.000 đồng/cp, trong khi thời điểm đó, giá cổ phiếu SHG chỉ khoảng 2.000 đồng/cp. Tuy nhiên, thoái vốn không thành công, theo báo cáo kiểm toán năm 2021, số cổ phần nhà nước của SHG vẫn giữ nguyên không thay đổi.

http://www.w3.org/2000/svg">

Huyền Trang

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên