Tổng cục Thống kê: Lao động bỏ việc nhà nước ra làm tư nhân ngày một nhiều
Từ số liệu của Tổng cục thống kê, có thể thấy đang có sự dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
- 30-08-2016Vốn FDI 8 tháng tăng 9%, đạt 9,8 tỷ USD
- 29-08-2016TP.HCM “khát” 25.000 lao động trong tháng 9
- 29-08-201675% người lao động Anh sẽ nhận lương hưu thấp đi vì Brexit
- 28-08-2016Cựu giám đốc sở tuyển 3.700 lao động sai quy định
Theo đó, tại thời điểm 1/8/2016, số lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lao động trong khu vực doanh nghiêp nhà nước giảm 0,7%, trong khi khu vực ngoài nhà nước tăng 1,9% còn khu vực FDI tăng tận 8,1%.
Tổng cục Thống kê cũng cho biết tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 4,8% so với cùng thời điểm năm trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi ngành khai khoáng đang trong cơn thoái trào, gặp nhiều khó khăn, bất lợi.
Trái ngược với tình hình lao động trong ngành khai khoáng, lượng lao động trong ngành chế biến, chế tạo tăng 5,7%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%; ngành sản xuất, phân phối điện bằng mức cùng thời điểm năm trước.
Tính đến thời điểm 1/8/2016, Thái Nguyên là địa phương có lượng lao động của các doanh nghiệp lớn tăng cao nhất là 34%; tiếp đến là Hải Phòng tăng 12,7%; Đồng Nai và Bình Dương cùng tăng 7,2%; Vĩnh Phúc tăng 6,2%; Bắc Ninh tăng 3,6%; Đà Nẵng tăng 3,1%; Hải Dương tăng 2,7%; Quảng Nam tăng 2,4%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1,9%; Hà Nội tăng 1%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,6%; Quảng Ninh giảm 0,3%; Quảng Ngãi giảm 3,4%.