Tổng nợ xấu liên quan BĐS là 600.000 tỷ đồng trong 5 năm tới
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa gửi công văn góp ý nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, nhằm giải quyết tình trạng nhiều dự án bất động sản bị ngừng triển khai hiện nay.
- 13-02-2017Mối lo nợ xấu bất động sản tại TPHCM đang gia tăng
- 28-10-2014Giải quyết nợ xấu bất động sản
- 07-08-2014Nợ xấu bất động sản còn 4%
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hiện nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng trên 160.000 tỷ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ.
Tổng nợ xấu mà Công ty mua bán nợ VAMC đã mua nhưng chưa xử lý được là 195.000 tỷ đồng, chiếm 3,39% tổng dư nợ; tổng nợ xấu nội bảng và nợ xấu đã bán cho VAMC chưa xử lý được, đã trên 345.000 tỷ đồng, chiếm 5,8% tổng dư nợ.
Đồng thời, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng bình quân mỗi năm khoảng 16% thì trong 5 năm tới (năm 2016 đã tăng trưởng tín dụng 18,71%, dự kiến năm 2017 tăng cao hơn) sẽ phát sinh thêm nợ xấu khoảng 350.000 tỷ đồng, tổng nợ xấu lên đến khoảng 600.000 tỷ đồng.
Theo HoREA, nợ xấu bao gồm trong nhiều năm qua hơn 90.000 tỷ đồng trong xây dựng và các ngành có liên quan đến bất động sản. Nợ xấu cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều dự án bất động sản “trùm mền” thời gian qua, riêng TPHCM có khoảng 500 dự án ngừng triển khai, trong khi nợ xấu được bảo đảm bằng tài sản thế chấp là bất động sản, dự án bất động sản, nhà ở đã hoàn thành, nhà ở hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, “nợ xấu” nhưng “tài sản bảo đảm không xấu”, vì thông thường bất động sản khi thế chấp để vay tín dụng chỉ được tổ chức tín dụng trị giá phổ biến ở mức trên dưới 60% giá trị thực. Tài sản bảo đảm của nợ xấu có thể là tài sản của người đi vay, có thể là tài sản của bên thứ ba (người bảo lãnh vay tín dụng), cũng có trường hợp là căn hộ của người mua nhà trong dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp cho tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, theo HoREA, khi xử lý tài sản đảm bảo là dự án BĐS bằng hình thức chuyển nhượng dự án, bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật về kinh doanh BĐS. Cụ thể, bên nhận chuyển nhượng dự án phải kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tiến hành các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Horea, hiệp hội đã nhiều lần kiến nghị sửa đổi Luật Kinh doanh BĐS để giải quyết nhiều dự án đang ngừng trệ trên địa bàn TP.HCM nhưng chưa được.
Trong khi đó, việc chuyển nhượng dự án, một phần dự án là hoạt động kinh doanh bình thường giữa các nhà đầu tư với nhau, quan trọng phải bảo vệ đầy đủ quyền lợi của các bên.
VTC News