MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tổng tài sản giảm 5.400 tỷ sau 4 năm, Ocean Group còn lại gì?

31-05-2017 - 16:13 PM | Doanh nghiệp

Hội đồng quản trị và ban điều hành của OGC hoàn toàn không nắm giữ cổ phiếu OGC, nếu không gắn quyền lợi vào ban điều hành, liệu con thuyền OGC có vượt bão?

Trong 3 năm qua, giá cổ phiếu của OGC đã giảm từ đỉnh gần 14.000 đồng/cp xuống 1.250 đồng/cp, giá trị vốn hóa toàn tập đoàn chỉ còn 408 tỷ đồng. Mặc dù vậy, thanh khoản tại cổ phiếu này khá lớn, giá trị khớp lệnh trung bình 10 phiên đạt hơn 4 triệu cổ phiếu/phiên.


Giá cổ phiếu OGC 3 năm qua

Giá cổ phiếu OGC 3 năm qua

Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) lần thứ 2 thất bại vì không đủ điều kiện, và phải dời ngày họp lần thứ ba sang ngày 12/6. Có lẽ với cơ cấu cổ đông hiện tại, để có thể gom đủ trên 50% số cổ đông tham dự đại hội là điều khó với OGC.

Tính đến cuối năm 2016, OGC có hơn 8.600 cổ đông trong đó có 49 tổ chức trong nước và 9 tổ chức nước ngoài nắm giữ, nhưng duy nhất có một cổ đông đang sở hữu trên 5% vốn là DN Tư nhân Hà Bảo của ông Hà Văn Thắm (nắm giữ 28,26% sau khi đã bị giải chấp đáng kể năm 2014). Các cổ đông khác đều đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống 5% và họ bán không cần thông báo.

2016 - Một năm “rất khó khăn”

Quay trở lại năm 2015, khi OGC bán “dự án vành khăn” (lô đất HH thuộc dự án Star City Centre) tại khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, thu về hơn 1.700 tỷ, ban lãnh đạo mới của Ocean Group khi đó đã rất hồ hởi tin vào một tương lai tươi sáng hơn cho tập đoàn. Năm đó, khoản nợ dài hạn của OGC giảm 2.000 tỷ.

Sang năm 2016, tình hình không được khả quan như những gì kỳ vọng, thậm chí, đến giờ này Ocean Group dường như đang loay hoay với đống tài sản của mình. Ban lãnh đạo OGC đã thừa nhận năm 2016 là một năm “rất khó khăn” với tập đoàn. Việc giảm sút thương hiệu làm bất lợi hơn cho công ty trong việc huy động vốn và tạo niềm tin từ các tổ chức tín dụng cũng như các đối tác. Bên cạnh đó thị trường BĐS không thuận lợi, nhiều dự án chậm trễ triển khai do thiếu nguồn vốn vay thương mại.

Dự án số 7 Trường Chinh – Tp.HCM, Trung tâm thương mại Cột đồng hồ tại Quảng Ninh, Khu đô thị Bắc Giang..đã bị dừng vốn vay và giải ngân thương mại dẫn đến dự án bị tạm dừng và bị thu hồi trước hạn. Các dự án xây lắp và do OGC làm chủ đầu tư như Nam Đàn Plaza bị gián đoạn do không bàn giao được . OGC cho rằng do cơ quan quản lý nhà nước khởi tố vụ án tại OceanBank dẫn đến OGC mất toàn bộ vốn đầu tư tại ngân hàng này (xấp xỉ 1.000 tỷ), các công nợ gần như phải tất toán, trong đó có khoản công nợ chưa đến hạn. Kết quả là năm 2016, OGC lỗ sau thuế hơn 794 tỷ đồng, mặc dù ban đầu kế hoạch đặt ra là lãi 83 tỷ đồng.

Gánh nặng công nợ

Tổng tài sản của OGC tại thời điểm cuối năm 2016 chỉ còn hơn 6.000 tỷ đồng, giảm 5.400 tỷ so với thời điểm năm 2013. Vốn điều lệ 3.000 tỷ nhưng lỗ lũy kế đã lên đến 2.479 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn gần 1.200 tỷ đồng, nợ phải trả 4.800 tỷ, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu.

Trong cơ cấu tài sản của OGC, hơn 33% là khoản phải thu ngắn hạn, con số thực tế là phải thu về cho vay ngắn hạn 1.500 tỷ, phải thu ngắn hạn khác gần 2.600 tỷ, treo từ năm 2015. Khoản này đã được trích lập dự phòng 2.700 tỷ. Riêng đối với CTCP Thương mại và Đầu tư Mạnh Hà, OGC cho vay 555 tỷ hiện vẫn chưa thu hồi được.

Với khoản trả trước cho người bán, OGC và công ty con là CTCP khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH) ghi nhận một khoản trả trước cho người bán dài hạn, khoản phải thu và khoản góp vốn vào đơn vị khác là 467 tỷ đồng nhưng kiểm toán cho rằng OGC và OCH chưa cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu về các giao dịch này. Do đó kiểm toán không thể thu thập được bằng chứng đầy đủ về khả năng thu hồi cũng như không thể đánh giá giá trị dự phòng cần phải trích lập.


Nợ khó đòi tại OGC (nguồn báo cáo kiểm toán 2016)

Nợ khó đòi tại OGC (nguồn báo cáo kiểm toán 2016)

OCH cũng ghi nhận khoản phải thu về cho vay là khoản hỗ trợ vốn ngắn hạn cho một số công ty và lãi dự thu tương ứng sau khi trích lập dự phòng và bù trừ công nợ, tài sản đảm bảo với số tiền gần 800 tỷ, nhưng kiểm toán cũng không thu thập được đầy đủ các bằng chứng về giá trị có thể thu hồi đối với số dư này.

OGC có khoản nợ vay 450 tỷ với một ngân hàng vào tháng 6/2014 với thời hạn vay 12 tháng, lãi suất vay 11%, tài sản đảm bảo là 32 triệu cổ phiếu CTCP Khách sạn và du lịch Đại Dương, giá trị tài sản đảm bảo là 564 tỷ đồng cộng với 2,5 triệu cổ phiếu ngân hàng Oceanbank. Nhưng đến năm 2017 khoản vay này chưa được tất toán, được phân loại ở nhóm 5.

OGC cũng có khoản nợ 500 triệu thông qua công ty con là CTCP Dịch vụ Hỗ trợ và phát triển đầu tư phát hành trái phiếu cho một ngân hàng khác để đầu tư vào dự án Sunrise Resort Hội An, thời hạn trái phiếu 5 năm, lãi suất cho năm đầu tiên là 15%/năm, phát hành năm 2011, hiện đã đến thời gian đáo hạn nhưng Công ty Dịch vụ Hỗ trợ và phát triển đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng trái phiếu và ngân hàng trên đã phải nộp đơn kiện.

OGC còn lại gì?

Sang năm 2017, OGC đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 1.272 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 26 tỷ và lợi nhuận sau thuế lỗ 14 tỷ.

Tập đoàn này kỳ vọng vào dự án BOT nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang, dự án này đã hoàn thành và năm 2017 Ocean Group sẽ tìm kiếm cơ hội để tiếp tục đầu tư các dự án theo hình thức này. Nhưng ở dự án Quốc lộ 1 Hà Nội Bắc Giang lợi ích của OGC chỉ có 21%.

Với các dự án bất động sản, tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai các dự án hiện có như 25 Trần khánh Dư song song với việc tìm đối tác chuyển nhượng, thoái vốn tại các dự án không hiệu quả như chợ Nhật Tân, Can Lộc, thoái vốn tại các công ty để tạo nguồn kinh doanh và thanh toán nợ đến hạn như OCS, ONRC, Vietcom, PVR, Fafim..

Làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án tại công viên Yên Hòa, dự án Locogi19; đẩy mạnh quảng bá các khu nghỉ dưỡng như Sunrise Hội An, Sunrise Nha Trang, Starcity Nha Trang, Suối mơ Quảng Ninh…

Một điểm đáng chú ý là hiện nay Hội đồng quản trị và ban điều hành của OGC hoàn toàn không nắm giữ cổ phiếu OGC, nếu không gắn quyền lợi vào ban điều hành, liệu con thuyền OGC có vượt bão?

Trong 3 năm qua, giá cổ phiếu của OGC đã giảm từ đỉnh gần 14.000 đồng/cp xuống 1.250 đồng/cp, giá trị vốn hóa toàn tập đoàn chỉ còn 408 tỷ đồng. Mặc dù vậy, thanh khoản tại cổ phiếu này khá lớn, giá trị khớp lệnh trung bình 10 phiên đạt hơn 4 triệu cổ phiếu/phiên.

Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) lần thứ 2 thất bại vì không đủ điều kiện, và phải dời ngày họp lần thứ ba sang ngày 12/6. Có lẽ với cơ cấu cổ đông hiện tại, để có thể gom đủ trên 50% số cổ đông tham dự đại hội là điều khó với OGC. Tính đến cuối năm 2016, OGC có hơn 8.600 cổ đông trong đó có 49 tổ chức trong nước và 9 tổ chức nước ngoài nắm giữ, nhưng duy nhất có một cổ đông đang sở hữu trên 5% vốn là DN Tư nhân Hà Bảo của ông Hà Văn Thắm (nắm giữ 28,26% sau khi đã bị giải chấp đáng kể năm 2014). Các cổ đông khác đều đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống 5% và họ bán không cần thông báo.

2016 - Một năm “rất khó khăn”

Quay trở lại năm 2015, khi OGC bán “dự án vành khăn” (lô đất HH thuộc dự án Star City Centre) tại khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, thu về hơn 1.700 tỷ, ban lãnh đạo mới của Ocean Group khi đó đã rất hồ hởi tin vào một tương lai tươi sáng hơn cho tập đoàn. Năm đó, khoản nợ dài hạn của OGC giảm 2.000 tỷ.

Sang năm 2016, tình hình không được khả quan như những gì kỳ vọng, thậm chí, đến giờ này Ocean Group dường như đang loay hoay với đống tài sản của mình. Ban lãnh đạo OGC đã thừa nhận năm 2016 là một năm “rất khó khăn” với tập đoàn. Việc giảm sút thương hiệu làm bất lợi hơn cho công ty trong việc huy động vốn và tạo niềm tin từ các tổ chức tín dụng cũng như các đối tác. Bên cạnh đó thị trường BĐS không thuận lợi, nhiều dự án chậm trễ triển khai do thiếu nguồn vốn vay thương mại.

Dự án số 7 Trường Chinh – Tp.HCM, Trung tâm thương mại Cột đồng hồ tại Quảng Ninh, Khu đô thị Bắc Giang..đã bị dừng vốn vay và giải ngân thương mại dẫn đến dự án bị tạm dừng và bị thu hồi trước hạn. Các dự án xây lắp và do OGC làm chủ đầu tư như Nam Đàn Plaza bị gián đoạn do không bàn giao được . OGC cho rằng do cơ quan quản lý nhà nước khởi tố vụ án tại OceanBank dẫn đến OGC mất toàn bộ vốn đầu tư tại ngân hàng này (xấp xỉ 1.000 tỷ), các công nợ gần như phải tất toán, trong đó có khoản công nợ chưa đến hạn. Kết quả là năm 2016, OGC lỗ sau thuế hơn 794 tỷ đồng, mặc dù ban đầu kế hoạch đặt ra là lãi 83 tỷ đồng.

Gánh nặng công nợ

Tổng tài sản của OGC tại thời điểm cuối năm 2016 chỉ còn hơn 6.000 tỷ đồng, giảm 5.400 tỷ so với thời điểm năm 2013. Vốn điều lệ 3.000 tỷ nhưng lỗ lũy kế đã lên đến 2.479 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn gần 1.200 tỷ đồng, nợ phải trả 4.800 tỷ, gấp 4 lần vốn chủ sở hữu.

Trong cơ cấu tài sản của OGC, hơn 33% là khoản phải thu ngắn hạn, con số thực tế là phải thu về cho vay ngắn hạn 1.500 tỷ, phải thu ngắn hạn khác gần 2.600 tỷ, treo từ năm 2015. Khoản này đã được trích lập dự phòng 2.700 tỷ. Riêng đối với CTCP Thương mại và Đầu tư Mạnh Hà, OGC cho vay 555 tỷ hiện vẫn chưa thu hồi được.

Với khoản trả trước cho người bán, OGC và công ty con là CTCP khách sạn và dịch vụ Đại Dương (OCH) ghi nhận một khoản trả trước cho người bán dài hạn, khoản phải thu và khoản góp vốn vào đơn vị khác là 467 tỷ đồng nhưng kiểm toán cho rằng OGC và OCH chưa cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu về các giao dịch này. Do đó kiểm toán không thể thu thập được bằng chứng đầy đủ về khả năng thu hồi cũng như không thể đánh giá giá trị dự phòng cần phải trích lập.

OCH cũng ghi nhận khoản phải thu về cho vay là khoản hỗ trợ vốn ngắn hạn cho một số công ty và lãi dự thu tương ứng sau khi trích lập dự phòng và bù trừ công nợ, tài sản đảm bảo với số tiền gần 800 tỷ, nhưng kiểm toán cũng không thu thập được đầy đủ các bằng chứng về giá trị có thể thu hồi đối với số dư này.

OGC có khoản nợ vay 450 tỷ với một ngân hàng vào tháng 6/2014 với thời hạn vay 12 tháng, lãi suất vay 11%, tài sản đảm bảo là 32 triệu cổ phiếu CTCP Khách sạn và du lịch Đại Dương, giá trị tài sản đảm bảo là 564 tỷ đồng cộng với 2,5 triệu cổ phiếu ngân hàng Oceanbank. Nhưng đến năm 2017 khoản vay này chưa được tất toán, được phân loại ở nhóm 5.

OGC cũng có khoản nợ 500 triệu thông qua công ty con là CTCP Dịch vụ Hỗ trợ và phát triển đầu tư phát hành trái phiếu cho một ngân hàng khác để đầu tư vào dự án Sunrise Resort Hội An, thời hạn trái phiếu 5 năm, lãi suất cho năm đầu tiên là 15%/năm, phát hành năm 2011, hiện đã đến thời gian đáo hạn nhưng Công ty Dịch vụ Hỗ trợ và phát triển đầu tư chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng trái phiếu và ngân hàng trên đã phải nộp đơn kiện.

OGC còn lại gì?

Sang năm 2017, OGC đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 1.272 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 26 tỷ và lợi nhuận sau thuế lỗ 14 tỷ.

Tập đoàn này kỳ vọng vào dự án BOT nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang, dự án này đã hoàn thành và năm 2017 Ocean Group sẽ tìm kiếm cơ hội để tiếp tục đầu tư các dự án theo hình thức này. Nhưng ở dự án Quốc lộ 1 Hà Nội Bắc Giang lợi ích của OGC chỉ có 21%.

Với các dự án bất động sản, tập đoàn sẽ tiếp tục triển khai các dự án hiện có như 25 Trần khánh Dư song song với việc tìm đối tác chuyển nhượng, thoái vốn tại các dự án không hiệu quả như chợ Nhật Tân, Can Lộc, thoái vốn tại các công ty để tạo nguồn kinh doanh và thanh toán nợ đến hạn như OCS, ONRC, Vietcom, PVR, Fafim..

Làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo hiệu quả đầu tư các dự án tại công viên Yên Hòa, dự án Locogi19; đẩy mạnh quảng bá các khu nghỉ dưỡng như Sunrise Hội An, Sunrise Nha Trang, Starcity Nha Trang, Suối mơ Quảng Ninh…

Một điểm đáng chú ý là hiện nay Hội đồng quản trị và ban điều hành của OGC hoàn toàn không nắm giữ cổ phiếu OGC, nếu không gắn quyền lợi vào ban điều hành, liệu con thuyền OGC có vượt bão?

Theo Ngọc Điểm

NDH

Trở lên trên