Tổng thống Biden phê duyệt chiến lược hạt nhân mới
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt chiến lược hạt nhân mới nhằm chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân có thể xảy ra với Nga, Trung Quốc và Triều Tiên.
- 20-08-2024Tổng thống Mỹ Joe Biden nói gì tại đại hội toàn quốc Đảng Dân chủ?
- 20-08-2024Con trai Tổng thống Biden thất bại trong nỗ lực hủy vụ trốn thuế
- 15-08-2024Tổng thống Mỹ Biden nói 'đang tìm việc làm' sau khi kết thúc nhiệm kỳ
Ông Joe Biden đã phê duyệt chiến lược sửa đổi, được gọi là "Hướng dẫn sử dụng hạt nhân" vào tháng 3. Tuy nhiên, thông báo về thay đổi chính sách vẫn chưa được trình lên Quốc hội Mỹ.
Chính sách răn đe nói trên tính đến việc Trung Quốc nhanh chóng xây dựng kho vũ khí hạt nhân có quy mô và tính đa dạng kho vũ khí hạt nhân cân bằng với Mỹ và Nga trong thập kỷ tới.
Đồng thời, chính sách này được đưa ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.
Sau nhiều năm nỗ lực cắt giảm vũ khí hạt nhân, chính quyền Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng mở rộng kho vũ khí nhằm đối phó với chiến lược hạt nhân của Trung Quốc và Nga. Hồi tháng 2, Mỹ cảnh báo đồng minh rằng Nga có thể đang lên kế hoạch đưa vũ khí hạt nhân vào không gian.
Giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia về kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Pranay Vaddi cho rằng, " nếu không có sự thay đổi" trong chiến lược hạt nhân của Trung Quốc và Nga, Mỹ sẵn sàng chuyển từ hiện đại hóa vũ khí hiện sang mở rộng kho vũ khí của riêng mình.
Trung Quốc và Nga cũng đang liên kết chặt chẽ về mặt chính trị, kinh tế và quân sự. Hồi tháng 7, máy bay ném bom tầm xa của Trung Quốc và Nga lần đầu cùng nhau tuần tra gần Alaska, tổ chức một số cuộc tập trận bắn đạn thật.
Đầu tháng 8, Tổng thống Joe Biden " ban hành hướng dẫn triển khai vũ khí hạt nhân cập nhật để tính đến những đối thủ sở hữu vũ khí hạt nhân" và " sự gia tăng đáng kể về quy mô, tính đa dạng" kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
" Chúng ta có trách nhiệm nhìn thế giới như nó vốn có, chứ không phải như chúng ta hy vọng hay mong muốn nó sẽ như vậy. Có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ nhìn lại và thấy một phần tư thế kỷ sau chiến tranh lạnh là thời kỳ gián đoạn hạt nhân", phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách không gian Vipin Narang nói.
VTCnews