MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tổng thống Obama muốn học cách đi sang đường nếu có dịp trở lại Việt Nam

25-05-2016 - 09:27 AM | Bất động sản

Câu nhận xét khá thú vị của Tổng thống Obama về đường phố thủ đô đã khiến nhiều người liên tưởng đến vấn đề hạ tầng giao thông tại Hà Nội.

Sáng 24/5, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Tổng thống Obama đã có bài phát biểu trước hơn 2.000 trí thức, sinh viên, doanh nhân Việt Nam về chặng đường trong quan hệ Việt - Mỹ. Bài phát biểu của ông Obama đã gây xúc động cho nhiều người bằng câu chào thân thiện bằng tiếng Việt: "Xin chào Việt Nam".

Tiếp sau đó, ông Obama đã có cảm nhận rất chân thực và thú vị về giao thông Việt Nam với câu nói: "Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy trong đời. Tôi chưa thử qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào".

Câu nhận xét khá thú vị về đường phố Việt Nam đã khiến nhiều người liên tưởng đến vấn đề hạ tầng giao thông tại Hà Nội. Hiện nay Hà Nội đang trong quá trình bùng nổ phương tiện cá nhân, cụ thể số lượng ôtô tăng 17%, xe máy 11% mỗi năm, trong khi dân số sinh sống ở Thủ đô đã lên tới cả chục triệu.

Còn nhớ tại cuộc họp triển khai công tác quản lý nhà nước về giao thông, phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo TTATGT trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2016-2020 mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã so sánh sự tăng trưởng giao thông Hà Nội như "nước sôi" chứ không còn là tăng trưởng "nóng" nữa.

Dù hiện nay, hàng loạt bất cập trong giao thông vẫn đang tồn tại, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhưng nếu so sánh diện mạo đô thị Hà Nội ngày nay so với vài năm trước, chắc hẳn ai cũng cảm nhận thấy rõ ràng sự thay da đổi thịt của thành phố.

Có thể thấy Thủ đô Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ các công trình giao thông trọng điểm đã hoàn thiện và đang xây dựng. Không khó để nhận ra những công trình, cơ sở hạ tầng mới được hoàn thành, các công trình giao thông trọng điểm như đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, cao tốc Hà Nội – Hải Phòng…đã được đưa vào sử dụng


Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng - Hòa Lạc) được bàn giao ngày 3/10/2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là tuyến cao tốc nối trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.

Đại lộ Thăng Long (cao tốc Láng - Hòa Lạc) được bàn giao ngày 3/10/2010 nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đây là tuyến cao tốc nối trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh.


Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được khánh thành năm 2011 giúp giảm một nửa thời gian hành trình Hà Nội - Ninh Bình. Tuyến đường dài 56 km, mặt cắt ngang cho 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120 km/h.

Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được khánh thành năm 2011 giúp giảm một nửa thời gian hành trình Hà Nội - Ninh Bình. Tuyến đường dài 56 km, mặt cắt ngang cho 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100-120 km/h.


Đường trên cao vành đai 3 - đường trên cao đầu tiên ở Việt Nam là điểm nhấn nổi bật của ngành giao thông. Khánh thành tháng 10/2012, tuyến đường dài 8,9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chính tuyến.

Đường trên cao vành đai 3 - đường trên cao đầu tiên ở Việt Nam là điểm nhấn nổi bật của ngành giao thông. Khánh thành tháng 10/2012, tuyến đường dài 8,9 km, gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chính tuyến.


Cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài 265 km. Đây còn là một phần của đường Xuyên Á AH14. Dự án được hoàn thành vào dịp tháng 9/2014 và rút ngắn 4 tiếng trên hành trình Hà Nội - Lào Cai.

Cao tốc Hà Nội - Lào Cai dài 265 km. Đây còn là một phần của đường Xuyên Á AH14. Dự án được hoàn thành vào dịp tháng 9/2014 và rút ngắn 4 tiếng trên hành trình Hà Nội - Lào Cai.


Đầu năm 2015, Thành phố Hà Nội đã khánh thành cầu Nhật Tân, cây cầu thứ sáu vượt sông Hồng của Hà Nội và đây cũng là cây cầu hiện đại nhất tính tới thời điểm này.

Đầu năm 2015, Thành phố Hà Nội đã khánh thành cầu Nhật Tân, cây cầu thứ sáu vượt sông Hồng của Hà Nội và đây cũng là cây cầu hiện đại nhất tính tới thời điểm này.


Ngày 4/1/2015, Bộ GTVT chính thức khánh thành nhà ga T2 - Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài . Với tổng mức đầu tư đến 900 triệu USD, đây đang là mức đầu tư lớn nhất đối với các dự án nhà ga hàng không Việt Nam.

Ngày 4/1/2015, Bộ GTVT chính thức khánh thành nhà ga T2 - Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài . Với tổng mức đầu tư đến 900 triệu USD, đây đang là mức đầu tư lớn nhất đối với các dự án nhà ga hàng không Việt Nam.


Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.. Tuyến cao tốc dài 105 km chạy qua địa phận 4 tỉnh: Hà Nội -Hưng Yên -Hải Dương- Hải Phòng

Dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.. Tuyến cao tốc dài 105 km chạy qua địa phận 4 tỉnh: Hà Nội -Hưng Yên -Hải Dương- Hải Phòng


Nút Trung Hòa được khánh thành tháng 1/2016 có nhiệm vụ kết nối giữa dự án cầu cạn cao tốc Vành đai 3 với cao tốc đại lộ Thăng Long, đảm bảo giao thông thông suốt, thuận lợi.

Nút Trung Hòa được khánh thành tháng 1/2016 có nhiệm vụ kết nối giữa dự án cầu cạn cao tốc Vành đai 3 với cao tốc đại lộ Thăng Long, đảm bảo giao thông thông suốt, thuận lợi.


Được xem là nút giao thông 4 tầng đầu tiên của Việt Nam, dự án xây dựng hầm chui Thanh Xuân (ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến) được khánh thành vào ngày 8/1/2016 với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng

Được xem là nút giao thông 4 tầng đầu tiên của Việt Nam, dự án xây dựng hầm chui Thanh Xuân (ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến) được khánh thành vào ngày 8/1/2016 với tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng

Theo Đồ án Quy hoạch GTVT Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được UBND TP Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đang hướng tới xây dựng hệ thống giao thông vận tải hoàn thiện đáp ứng được các tiêu chí: Bền vững, đồng bộ, hiện đại.

Trong Đồ án nêu rõ, Hà Nội cũng tập trung cải tạo và xây dựng mới 185 nút giao khác mức giữa các đường cao tốc, đường trục chính đô thị với đường ngang, xây dựng mới 11 cầu cộng 6 cầu hiện hữu vượt sông Hồng trong khu vực Hà Nội... Cùng với đó là 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực đô thị trung tâm; 8 tuyến xe buýt nhanh; 11 tuyến cao tốc, 8 quốc lộ và 2 đường vành đai liên vùng nối giao thông từ Thủ đô đi các phía.

Lan Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên