Tổng thống Trump can thiệp vụ dẫn độ “công chúa Huawei”?
Luật sư của giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu cho rằng sự can thiệp của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm phức tạp vụ dẫn độ.
- 23-09-2020Intel xin được giấy phép từ chính phủ Mỹ, Huawei mừng như “vớ được vàng”
- 18-09-2020Công ty Trung Quốc sa thải nhân viên sử dụng iPhone, trợ giá 15% nếu mua điện thoại Huawei
- 14-09-2020Ngày mai, Huawei bước vào thế giới u ám mới
Lập luận này được đưa ra vào ngày cuối cùng của một loạt phiên điều trần bắt đầu vào ngày 28-9 tại Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia ở thành phố Vancouver, Canada.
Tiến trình xem xét dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ dự kiến kéo dài đến cuối tháng 4-2021.
Luật sư của bà Mạnh hôm 30-9 cáo buộc Mỹ lạm dụng các đặc quyền của hiệp ước dẫn độ với Canada để cố gắng đưa giám đốc tài chính Huawei đến New York với nhiều nội dung sai sự thật.
Trong các phiên điều trần tuần này, các luật sư của bà Mạnh cáo buộc những chứng cứ mà phía Mỹ cung cấp thiếu những nội dung quan trọng, có sự "ngụy tạo", dễ dẫn đến phán đoán sai cho tòa án. Luật sư Frank Addario của bà Mạnh nói tại tòa án rằng đó là những thông tin không đáng tin cậy.
Bà Mạnh Vãn Chu đến Tòa án Tối cao British Columbia ngày 30-9. Ảnh: CBC
Luật sư Frank Addario nghĩ vụ việc này là bất thường vì Tổng thống Trump đã can thiệp thông qua các phát biểu công khai.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 11-12-2018, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ can thiệp vào vụ việc của Bộ Tư pháp Mỹ chống lại giám đốc tài chính Huawei, nếu điều đó phục vụ an ninh quốc gia hoặc giúp đạt được một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Ám chỉ sự can thiệp của ông Trump, luật sư Frank Addario cho rằng đây không phải là một điều bình thường. Luật sư của bà Mạnh yêu cầu tòa án dừng ngay trình tự dẫn độ này vì cho đây là sự lạm dụng trình tự dẫn độ tư pháp Canada.
Các luật sư biện hộ rằng Mỹ đã bỏ qua các thông tin quan trọng về cuộc trao đổi giữa bà Mạnh với HSBC về hoạt động kinh doanh của Huawei ở Iran. Họ tuyên bố Washington "đã trình bày sai sự thật để xây dựng một trường hợp cáo buộc gian lận thuyết phục hơn", khi yêu cầu Canada bắt giữ bà Mạnh vào tháng 12-2018.
Luật sư bào chữa Scott Fenton cho biết các tội danh chống lại bà Mạnh được cấu thành dựa trên một bài thuyết trình cho một quan chức cấp cao của HSBC trong một bữa trưa ở Hồng Kồng hồi năm 2013. Vật chứng được trình bày dưới dạng PowerPoint.
Mỹ buộc tội Huawei lợi dụng một công ty vỏ bọc ở Hồng Kông tên Skycom để bán các linh kiện và thiết bị điện tử sang Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Washington.
Kết thúc phiên điều trần mới nhất vụ án bà Mạnh Vãn Chu ngày 30-9, tòa án đã không đưa ra được phán quyết về việc luật sư bà Mạnh cho rằng Mỹ và Canada đã lạm dụng trình tự dẫn độ.
Bà Mạnh Vãn Chu xuất hiện trước phiên tòa ngày 28-9. Ảnh: CBC
Washington đã có những bước tiến trong việc thuyết phục các nước châu Âu hạn chế công nghệ 5G của Trung Quốc.
Ý hứa sẽ chú ý đến những lo ngại của Washington về an ninh quốc gia khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thăm nước này hôm 30-9. Trong khi đó, một số nguồn tin hôm 29-9 cho biết chính phủ Đức đang tìm cách đưa ra các quy tắc mới để đảm bảo an ninh cho mạng 5G mà trên thực tế có thể sẽ loại trừ Huawei.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach nhận định: “Họ đang đưa ra đạo luật Bảo mật công nghệ thông tin và họ đang đi đúng hướng”. Theo Thứ trưởng Keith Krach, Đức có thể học hỏi kinh nghiệm của Mỹ và các nước khác.
Ngoài ra, dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, Anh và Pháp đã quyết định loại bỏ dần việc sử dụng thiết bị của Huawei.
Người Lao Động