Tổng thống Trump có những đồng minh tối mật ở Trung Quốc
Doanh nghiệp tư nhân là chìa khóa tăng trưởng của Trung Quốc nhưng họ có chung rất nhiều những phàn nàn giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump.
- 13-01-2019Ông Trump nói Trung Quốc dễ đối phó hơn lãnh đạo đảng Dân chủ
- 12-01-2019Thế khó kinh tế của Trung Quốc thực tế lớn hơn nhiều, không chỉ do Mỹ
- 11-01-2019Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mong manh đến mức nào?
- 11-01-2019Elon Musk ăn lẩu ở Bắc Kinh, được Thủ tướng ưu ái cấp thẻ xanh cho phép định cư vĩnh viễn tại Trung Quốc
- 11-01-2019Gặp khó ở Trung Quốc, hãng xe lớn nhất của Anh sa thải 4.500 công nhân
Trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ có nhiều đồng minh giấu mặt. Gần như mọi phàn nàn mà Mỹ nêu ra trong các cuộc đàm phán thương mại tuần trước ở Bắc Kinh đều được chia sẻ bởi các doanh nhân Trung Quốc, những người cảm thấy bị đánh giá thấp và không được chào đón như các đối tác nước ngoài. Kẻ thù chung của họ là kế hoạch trở thành nước công nghiệp của Trung Quốc.
Thực tế này nhấn mạnh chính quyền Tổng thống Trump sẽ khó khăn như thế nào trong việc chống lại những chính sách công nghiệp hóa được ra đời từ chính trị và hệ tư tưởng hơn là bắt nguồn từ kinh tế tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nó lại giúp ông Trump có một lợi thế là từ áp lực nội bộ của Trung Quốc để mở cánh cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như buộc các doanh nghiệp Trung Quốc phải chơi theo luật chơi quốc tế.
Ở thời điểm hiện tại, kinh tế tư nhân của Trung Quốc, vốn chiếm hơn 60% sản lượng kinh tế và 80% việc làm, đang gặp những vấn đề. Dù Trung Quốc hoan nghênh các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào nền kinh tế năm 2001 nhưng mối quan hệ giữa các doanh nghiệp này với nhà nước có nhiều chỗ "không thoải mái". Nhiều doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc dính líu tới cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vì đút lót, hối lộ để đổi lấy sự đảm bảo trong các giao dịch kinh doanh, đất đai và vay ngân hàng.
Nhiều doanh nhân giàu có Trung Quốc đang chuyển tiền ra nước ngoài. Số khác đang ngừng tuyển dụng nhân công và mở rộng đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang có những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Một số nhà quan sát cho rằng tâm lý lo lắng, kém lạc quan vào tương lai đang bao trùm lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng thế giới cần các doanh nghiệp Trung Quốc để thành công nếu Trung Quốc vẫn là động lực tăng trưởng toàn cầu. Nhu cầu của họ lại phản ánh nhu cầu của các tập đoàn đa quốc gia khi vào Trung Quốc: Tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ thị trường vốn hiện đang bị chi phối bởi các công ty quốc doanh như năng lượng, tài chính, viễn thông và vận tải; được bảo vệ tốt hơn cho sở hữu tài sản trí tuệ; giảm trợ cấp của chính phủ hoặc các nguồn vay rẻ cho các lĩnh vực nhà nước quản lý hay mong muốn không bị can thiệp bởi các quan chức.
Các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc ngốn hết 50% tổng số tín dụng mà chỉ chiến 20% GDP, một sự phân bổ nguồn tài chính không phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có lý do để hy vọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhượng bộ. Đầu tiên là khi sự ảm đạm kinh tế mà báo chí đã và đang đề cập trở nên rõ ràng. Tốc độ tăng trưởng giảm, căng thăng thương mại trầm trọng hơn với Mỹ có thể khiến Bắc Kinh phải tính toán lại.
Thứ hai, khi thị trường mở rộng hơn cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế tại Trung Quốc, nó sẽ đóng vai trò lớn cho sự tăng trưởng dẫn đầu của Trung Quốc. Lĩnh vực tư nhân tạo ra lợi nhuận nhiều gấp 3 so với các công ty quốc doanh và tạp ra nhiều việc làm mới. Lĩnh vực này rất quan trọng trong thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và loại bỏ sự phụ thuộc vào tín dụng của nền kinh tế.
Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF tính toán rằng trong khi GDP theo đầu người tính theo sức mua tương đương của Trung Quốc ngang với Brazil thì chi tiêu tiêu dùng của nước này chỉ bằng Nigeria. Nếu người tiêu dùng Trung Quốc chi tiêu như người Brazil, chi tiêu tiêu dùng sẽ gấp đôi.
Chính phủ Trung Quốc hiểu sự cần thiết phải xoa dịu lĩnh vực tư nhân. Từ giữa năm ngoái, Trung Quốc đã cố gắng khuyến khích ngân hàng cho các công ty tư nhân vay nhiều hơn. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã đạt được những tiến bộ khiêm tốn bởi hệ thống ngân hàng truyền thống chỉ đơn giản là không được xây dựng cho việc tạo ra các khoản vay như vậy.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đang cố gắng chống lại một cuộc khủng hoảng tiền năng, bao gồm việc tấn công mạnh mẽ vào các ngân hàng bóng tối, nơi các công ty nhỏ phải nhờ tới để có được những sự ủng hộ về tài chính.
Tin tốt là một kế hoạch toàn diện và chi tiết cho việc cải cách kinh tế, trong đó tiếp sức cho doanh nghiệp tư nhân đã tồn lại. 5 năm trước, khi ông Tập trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc, một kế hoạch 60 điểm đã được đưa ra nhằm "giúp thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực". Tuy nhiên, nó không thực sự hiệu quả ở thời điểm đó.
Trong bối cảnh đàm phán chiến thương mại Mỹ - Trung đang diễn, người ta hy vọng Trung Quốc sẽ tái khởi động lại kế hoạch họ đưa ra từ 5 năm trước nhằm giải quyết những vấn đề giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Khi những khác biệt này được giải quyết, nhóm doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc, vốn có nhiều điểm tương đồng với ông Trump, cũng sẽ được hưởng lợi.