Tốt nghiệp 5 năm nhận lương tháng 50 triệu, ai cũng sẽ làm được nếu hiểu rõ 3 quy tắc làm việc sau
Nếu hiểu được quy tắc làm việc quan trọng nhất, bạn sẽ là người thăng chức tăng lương nhanh chóng chứ không phải người ngồi nhìn kẻ khác thăng chức tăng lương.
- 27-06-2019Tại sao đồng hồ báo thức của hàng trăm người thành công trên thế giới đều đặt vào 5:57 SÁNG?
- 21-06-2019Thử thách bản thân đọc 100 cuốn sách trong 1 tháng, cả tâm trí bỗng có nguồn năng lượng thay đổi khác hẳn, trở nên minh mẫn, hiểu biết và thông tuệ hơn
- 19-06-2019Hiện thực tàn nhẫn: Lấy tiền cho vay chính là dùng tiền để mua kẻ thù, cái giá phải trả không chỉ là vật chất!
1. Không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ bạn
Một người phụ nữ mới chuyển việc vào một doanh nghiệp khá nổi tiếng trong ngành, tập trung rất nhiều nhân tài, có tốc độ tăng trưởng nổi bật và các mối quan hệ ở đây cũng không quá phức tạp. Cứ nghĩ đây là một môi trường làm việc hoàn hảo, thế nhưng, người phụ nữ này vẫn than vãn với người khác rằng: "Chỗ mới chán lắm, còn chẳng bằng công việc cũ cơ."
Khi mọi người hỏi tại sao, cô kể rằng: "Lãnh đạo với đồng nghiệp ở đây ích kỷ lắm, chẳng đối xử tốt với nhân viên mới đâu. Có chuyên đề tốt thì không chia, có tin tức gì mới cũng không nói, có đi ăn cơm cùng khách hàng cũng không gọi tôi đi cùng gì hết."
Từ câu trả lời như vậy, không khó để thấy rằng người phụ nữ này đang có một lầm tưởng tai hại mà không hiểu rằng: Thương trường không phải giảng đường, không có thầy cô, không có người dìu dắt, nếu như chính chúng ta không chủ động thì chẳng ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ mình cả.
Nếu ngay từ khi bắt đầu, thấy đồng nghiệp khác có vấn đề, cô ấy lập tức hỗ trợ giải quyết và giúp đỡ một cách nhiệt tình thì sẽ có thể tiếp xúc với kinh nghiệm và những tài liệu liên quan đến chuyên đề của họ. Nếu như có người mới đến nhậm chức, cô chủ động tới giảng giải công tác cho họ thì thông qua việc không ngừng hướng dẫn cho người khác, cô ấy còn có cơ hội để tổng kết lại và nhìn nhận quá trình cũng như hiệu quả công tác của chính mình. Cho dù không phải chuyên án do mình phụ trách, chỉ cần cô ấy luôn giữ tinh thần tích cực và hăng hái tham gia, cô không chỉ hòa nhập được với người khác mà còn có cơ hội tiếp xúc với việc kinh doanh và thị trường để lấy kinh nghiệm và hiểu biết về sau.
Tất cả những việc này mới nhìn thì có vẻ là "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", nhưng kỳ thực, chúng đều đem lại tác dụng vô cùng lớn để tích lũy kinh nghiệm và năng lực của mình, cũng là cơ hội thể hiện tiềm năng cho lãnh đạo nhìn thấy.
Cơ hội không tự dưng xuất hiện mà chúng ta có nghĩa vụ phải chủ động đi đón lấy và nắm bắt hết những gì có thể. Nếu chỉ ngồi trong một góc yên lặng chờ người khác giúp đỡ mình, bạn cũng chỉ nên ngồi trong một góc yên lặng nhìn người khác thăng chức và tăng lương.
2. Lúc cần thiết, cứ tận dụng "đường tắt"
Một nhà quản lý chuyên nghiệp kể lại rằng, khi vừa nhận chức, anh ta là người mới hoàn toàn, không biết một chút gì về kế hoạch tiêu thụ, phân tích tư liệu hay tăng trưởng doanh thu. Nhìn đồng nghiệp không ngừng đạt được nhiều thành tựu, trong lòng anh cảm thấy đau khổ và hụt hẫng nên quyết tâm nghiên cứu rất nhiều sách báo và tài liệu để tăng kiến thức. Tuy nhiên, anh cũng nhanh chóng nhận ra rằng, lý thuyết đều đã hiểu nhưng thực tiễn vẫn hỏng bét. Chính vì vậy, anh đã nghĩ ra một cách khác đó là tiếp cận "đường tắt" từ những đồng nghiệp lão làng lâu năm để học hỏi.
Trong năm làm việc đầu tiên, hai phần ba tiền lương của anh dùng để mời đồng nghiệp ăn uống, thỉnh thoảng rủ nhau đi chơi, xây dựng quan hệ. Đương nhiên, sự trả giá sẽ đem lại kết quả. Tình cảm giữa anh và các đồng nghiệp xung quanh trở nên thân thiết hơn và họ cũng sẵn lòng chỉ bảo, trợ giúp anh mỗi khi cần trong một phạm vi có thể chấp nhận được. Đôi khi, trong những bữa ăn, họ còn vui vẻ phân tích cho anh một số "mẹo" và bí quyết kinh doanh cực kỳ quan trọng. Nhờ có sự chỉ dạy đó, anh mới có cơ hội nhanh chóng phát triển đến ngày hôm nay. Có thể thấy rằng, khi làm việc, chúng ta có "lão làng" giúp hay không và được giúp đến mức nào sẽ quyết định một con đường phát triển hoàn toàn khác.
3. Người trưởng thành nghĩ đến sự phù hợp và lợi ích thay vì sở thích
Công việc không phải một trò chơi để bạn thích thì làm, không thích thì không làm nữa. Có rất nhiều người khi được hỏi có yêu thích công việc hiện tại hay không, họ đều đưa ra câu trả lời là: "Không". Nhưng họ vẫn tiếp tục làm công việc đó, thậm chí làm cả chục năm, vì họ hiểu đó là công việc phù hợp với năng lực của chính mình, đem lại nhiều lợi ích nhất có thể.
Ở trong môi trường làm việc càng lâu, chúng ta càng nhận ra, rất ít người dùng sở thích để đánh giá một công việc. Vì rất nhiều ước mơ không đủ sức để nâng đỡ gánh nặng của công việc. Cho dù lúc đầu vui vẻ theo đuổi đam mê đến mấy, khi bắt đầu gặp khó khăn và trắc trở, lòng yêu thích cũng sẽ dần dần bị bào mòn mà thôi. Chúng ta phải học cách dùng lý trí để đánh giá giá trị của mỗi một sự việc chứ không dùng tình cảm và sở thích để quyết định bất cứ điều gì.