MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TP giàu có và đông dân nhất Việt Nam chi 13.400 tỷ đồng xây 4 nút giao lớn cho nhiệm vụ "cấp bách"

Những nút giao này khi hoàn thành sẽ giúp khơi thông cửa ngõ đang ùn tắc của thành phố giàu có hàng đầu Việt Nam, giảm thời gian di chuyển cho người dân.

Nút giao Gò Công

Trên đoạn đường dài khoảng 14,7km của Dự án Vành đai 3 TP.HCM qua TP Thủ Đức, hiện chỉ có một nút giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và một lối ra vào duy nhất tại khu vực cảng ICD Long Bình.

Trước tình trạng đó, TP.HCM quyết định sẽ đầu tư hoàn chỉnh nút giao thông Gò Công trên Vành đai 3 và xây dựng con đường nối từ nút Gò Công đến đường Võ Nguyên Giáp (trước đây là Xa lộ Hà Nội).

TP giàu có và đông dân nhất Việt Nam chi 13.400 tỷ đồng xây 4 nút giao lớn cho nhiệm vụ

Ảnh minh họa nút giao Gò Công tương lai bằng ứng dụng AI ChatGPT

Đường nối này có chiều dài 5,9 km, với tổng mức đầu tư hơn 8.500 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng lên tới khoảng 4.498 tỷ đồng, dự kiến triển khai từ năm 2024 đến 2027.

Nút giao Gò Dưa

Cao tốc TP.HCM - Chơn Thành có chiều dài gần 55km, đi qua các địa phương TPHCM, Bình Dương, và Bình Phước, mỗi nơi sẽ triển khai đoạn tuyến đường dẫn qua địa bàn của mình.

TP giàu có và đông dân nhất Việt Nam chi 13.400 tỷ đồng xây 4 nút giao lớn cho nhiệm vụ

Ảnh minh họa nút giao Gò Dưa tương lai bằng ứng dụng AI ChatGPT

Nút giao Gò Dưa tại TP Thủ Đức là điểm khởi đầu của dự án và sẽ được chuyển thành đường dẫn cao tốc nối vào cao tốc TP.HCM - Chơn Thành, với tổng chiều dài khoảng 1,65 km, rộng 60m.

Tổng mức đầu tư cho đoạn này khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.660 tỷ đồng, dự kiến triển khai từ 2024 đến 2028.

Nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với Quốc lộ 50

Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài gần 58km, kết nối Long An, TP.HCM và Đồng Nai, khởi công từ năm 2014 với tổng vốn đầu tư 31.300 tỷ đồng. Tuyến này dự kiến hoàn thành vào năm 2025, tạo đường kết nối cho khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.

Cao tốc này có hai điểm kết nối khi đi qua TPHCM, trong đó có nút giao với Quốc lộ 50 tại huyện Bình Chánh. Khu vực này sẽ được TP.HCM đầu tư khoảng 573 tỷ đồng để hoàn chỉnh nút giao, đảm bảo 6 làn xe đồng bộ với dự án mở rộng Quốc lộ 50, triển khai từ 2024 đến 2027.

TP giàu có và đông dân nhất Việt Nam chi 13.400 tỷ đồng xây 4 nút giao lớn cho nhiệm vụ

Ảnh minh họa bằng ứng dụng AI ChatGPT

Đây là trục giao thông chiến lược trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên việc xây dựng nút giao là vô cùng quan trọng để tạo trực kết nối thuận tiện cho người dân.

Nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành với đường Rừng Sác

Đường Rừng Sác là con đường chính kết nối TP.HCM và huyện Cần Giờ. Dự án sẽ xây dựng một nút giao mới kết nối Đường Rừng Sác với cao tốc Bến Lức - Long Thành, với dự kiến chi khoảng 2.400 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, triển khai từ 2024 đến 2030.

TP giàu có và đông dân nhất Việt Nam chi 13.400 tỷ đồng xây 4 nút giao lớn cho nhiệm vụ

Việc hoàn thành nút giao này sẽ thúc đẩy kết nối và phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Cần Giờ, đặc biệt là với việc hình thành Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, tạo điểm kết nối từ Cần Giờ đến TP.HCM, Đồng Nai và các tỉnh trong khu vực qua đường cao tốc.

TP.HCM là cái tên đứng đầu trong top 10 thành phố giàu nhất cả nước. Với quy mô GRDP đạt khoảng 65,5 tỷ USD tính đến cuối năm 2023, kinh tế TPHCM chiếm khoảng 15,5% GDP của cả nước.

Với tổng dân số gần 9 triệu người và tổng diện tích TPHCM là 2.095 km2, mật độ dân số của thành phố này ước tính đạt 4.375 người/km². TP. HCM là đô thị đông dân nhất cả nước và có mật độ dân số cao nhất cả nước hiện nay.

Số vốn 13.400 tỷ đồng dành cho xây dựng 4 nút giao trên lần lượt là: 8.500 tỷ, 2.000 tỷ, 573 tỷ và 2.400 tỷ.

Theo Thái Hà

Đời sống và Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên