MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TP HCM bắt đầu xây dựng đô thị thông minh thí điểm tại quận 1 và quận 12

27-11-2017 - 16:18 PM | Bất động sản

Giao thông công cộng tiện lợi, y tế tốt, ít tội phạm, nguồn nước sạch... là những lợi ích mà thành phố thông minh sẽ mang lại.

Đề án xây dựng TP HCM thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025, sẽ chính thức được công bố chiều 26/11. Trước đó ban điều hành đề án đã có hàng chục buổi làm việc với các sở ban ngành để góp ý, chỉnh sửa nội dung.

Đề án sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn từ nay đến năm 2025. Trong đó, giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020 sẽ thiết lập nền tảng công nghệ cho smart city và triển khai thí điểm các dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Thành phố.

Theo UBND TP.. Hồ Chí Minh, ĐTTM sẽ tạo cơ hội để Thành phố đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghệ cao như công nghiệp vi mạch, tận dụng dữ liệu mở, người dân, doanh nghiệp và chính quyền có thể đẩy mạnh hợp tác cùng xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm tiện ích có giá trị cao, đồng thời, kiến tạo môi trường khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ theo định hướng mở… Trước mắt, Đề án sẽ thí điểm tại Quận 1 và Quận 12.

Với mục tiêu đặt người dân làm trung tâm, ĐTTM sẽ người dân có thể thụ hưởng các tiện ích như: sử dụng năng lượng với chi phí thấp, hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, dịch vụ y tế tốt; giáo dục chất lượng, không khí trong lành, nguồn nước sạch, các hoạt động vui chơi giải trí đa dạng... Người lao động sẽ có các dịch vụ hạ tầng cơ bản, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thương trường thế giới như kết nối internet băng thông rộng, các nguồn năng lượng sạch, ổn định với chi phí thấp, các cơ hội để được học hành, trau dồi kỹ năng, kiến thức, chi phí cho không gian sống và làm việc vừa tầm thu nhập.

Được biết, bốn chủ thể của đề án đô thị thông minh gồm:

Đề án đô thị thông minh hướng đến bốn chủ thể chính của đô thị gồm: chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.

Đối với chính quyền, thành phố thông minh sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn, và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các lĩnh vực.

Người dân sẽ được cung cấp các tiện ích hỗ trợ để ra quyết định tối ưu. Việc tương tác giữa người dân với chính quyền sẽ dễ dàng; đồng thời tham gia giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.

Doanh nghiệp sẽ có môi trường minh bạch, đơn giản, thuận tiện hoạt động và được cung cấp nhiều thông tin để có quyết định kinh doanh chính xác

Đối với các tổ chức xã hội, đô thị thông minh tạo ra kết nối phản hồi thông tin để họ tham gia một cách hiệu quả vào quá trình cung cấp các dịch vụ cho đô thị.

Lan Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên