TP HCM kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến đất đai
TP HCM đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 và kiến nghị giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai.
- 22-08-2022Thêm 1 cán bộ quản lý đất đai ở An Giang tự tử
- 02-08-2022'Nổ' quen biết với người của Bộ Công an để lo giấy tờ đất đai với giá 20 tỷ đồng
- 20-07-2022Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Đất đai sửa đổi
Ngày 18-10, Thường trực Thành ủy TP HCM có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) về một số nội dung liên quan đến vấn đề đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất.
Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi kiến nghị 2 nhóm vấn đề lớn đến Bộ TN-MT.
Nhóm thứ nhất: Đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội. Nhóm này có 12 nội dung về đất đai, 5 nội dung về môi trường.
Toàn cảnh buổi làm việc
Cụ thể, thí điểm cho UBND TP HCM xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, trình HĐND thành phố thông qua. Trên trên cơ sở đó, UBND TP HCM ban hành hệ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất (không phân biệt giá trị tính theo bảng giá đất).
Thí điểm cho TP HCM áp dụng việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất cùng mục đích sử dụng thì bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo tỷ lệ phần trăm. Giao UBND TP HCM tổng kết thực tiễn và quyết định tỷ lệ phần trăm này phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương…
Thí điểm cho UBND các cấp được sử dụng hình ảnh vi phạm ghi nhận từ các thiết bị thu hình của các cá nhân, tổ chức (như camera, smart phone, camera giao thông, camera giám sát an ninh trật tự tại địa phương…) để xử phạt trực tiếp vi phạm vệ sinh nơi công cộng (vi phạm xả rác, tiểu tiện không đúng nơi quy định).
Thí điểm cho phép UBND các cấp áp dụng biện pháp ngắt điện, ngắt nước công đoạn sản xuất trong cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành biện pháp khắc phục hậu quả về bảo vệ môi trường….
Nhóm kiến nghị thứ hai, theo UBND TP HCM, có 18 vấn đề khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn. TP HCM xác định có 5 vấn đề đang là điểm nghẽn lớn nhất cần phải được xem xét, tháo gỡ ngay.
Trong đó, công tác quy hoạch là một nội dung hết sức quan trọng. Đến thời điểm hiện tại, tiến độ công tác lập quy hoạch TP HCM chưa đáp ứng yêu cầu của Chính phủ. Một phần do đây là loại hình quy hoạch mới (quy hoạch tích hợp), có tính chất phức tạp, nội dung bao trùm, phạm vi nghiên cứu rộng, hình thức hoàn toàn mới so với trước đây, chịu sự điều chỉnh của nhiều pháp luật có liên quan, trong khi cả kinh nghiệm trong nước và quốc tế về nội dung này còn rất hạn chế.
Kế đến là thủ tục hành chính giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phụ thuộc vào các quy định pháp luật khác như pháp luật về đầu tư, về đấu thầu, pháp luật về nhà ở, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công… trong khi các quy định này chưa thống nhất, đồng bộ, dẫn đến việc giải quyết hồ sơ kéo dài…
Người lao động