TP. Hồ Chí Minh sẽ dành hơn 120.000 tỷ đồng cho đầu tư công
ảnh minh họa
UBND TP. Hồ Chí Minh trình HĐND TP. Hồ Chí Minh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 với nguồn ngân sách địa phương là 121.933 tỷ đồng.
- 18-10-2021Thanh Hóa sẽ có thêm khu dân cư hơn 800 tỷ đồng tại TP. Sầm Sơn
- 18-10-2021Khu Đông TP.HCM đón cú hích từ đô thị sáng tạo, thông minh
- 18-10-2021Vùng đất ven biển "nhà quê" bỗng được các ông lớn BĐS chú ý, nhà đầu tư Hà Nội lại dồn về gom đất
- 18-10-2021Phú Thọ tìm chủ đầu tư cho 2 dự án nhà ở gần 2.000 tỷ đồng
- 18-10-2021Bắc Ninh cho thuê gần 9.000m2 đất làm tổ hợp thương mại dịch vụ và bãi đỗ xe
Mới đây, đại diện UBND TP. Hồ Chí Minh đã trình HĐND thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 bằng nguồn vốn ngân sách địa phương với tổng số vốn là 121.933 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ bội chi ngân sách TP. HCM là hơn 12.555 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn cân đối ngân sách 109.378 tỷ đồng.
UBND TP.HCM cũng kiến nghị HĐND thống nhất sử dụng số vốn cân đối ngân sách địa phương là hơn 20.623 tỷ đồng để dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, dự phòng từ nguồn vốn bội chi ngân sách TP.HCM là hơn 2.318 tỷ đồng và dự phòng từ nguồn vốn cân đối ngân sách là hơn 18.305 tỷ đồng.
Cụ thể, các dự án nổi bật được đầu tư và tiếp tục đầu trong giai đoạn 2021 - 2025 gồm: dự án xây dựng đường sắt đô thị TP.HCM tuyến số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) với hơn 6.562 tỷ đồng, trong tổng vốn đầu tư hơn 43.757 tỷ đồng; dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (Bến Thành - Tham Lương) với 500 tỷ đồng, trong tổng số vốn đầu tư hơn 47.890 tỷ đồng…
UBND TP. HCM đề xuất đầu tư 15.900 tỷ đồng làm cao tốc TP. HCM - Mộc Bài (Tây Ninh). Trong đó, chi phí xây dựng là 5.417 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác là 1.836 tỷ đồng.; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư là 7.433 tỷ đồng (địa bàn TP. HCM khoảng 5.901 tỷ đồng, địa bàn Tây Ninh là 1.532 tỷ đồng); chi phí dự phòng là 1.214 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án giai đoạn 1 dự kiến trong năm 2021 - 2025.
Ở lĩnh vực môi trường có các dự án có dự án vệ sinh môi trường TP. HCM giai đoạn 2 với 2.000 tỷ đồng (trong tổng số vốn đầu tư 11.132 tỷ đồng); dự án cải thiện môi trường nước TP. HCM lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi – Tẻ giai đoạn 2 với 1.100 tỷ đồng, trong tổng số vốn đầu tư 11.281 tỷ đồng.
Theo kế hoạch năm 2021, đầu tư công nguồn vốn ngân sách địa phương của TP. HCM là hơn 31.976 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 1/10, số vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách địa phương của TP. HCM đã giải ngân là hơn 10.910 tỷ đồng (đạt 34% tổng kế hoạch vốn ngân sách TP. HCM giao trong năm 2021).
UBND TP. HCM đề nghị điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ngân sách TP. HCM từ 31.976 tỷ đồng thành 29.271 tỷ đồng.
Trong đó, điều chỉnh giảm vốn (hơn 6.444 tỷ đồng) đã giao đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, chậm triển khai hoặc gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
Theo UBND TP. HCM, có những khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đối với vốn đầu tư trong nước như giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng và thực hiện các hợp đồng xây dựng…
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao mặt bằng thi công còn chậm do tác động của dịch Covid-19 không thể tổ chức tập trung lấy ý kiến người dân…
Trong khi đó, đối với dự án sử dụng vốn ODA, do tác động của dịch Covid-19, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát… đều bị ảnh hưởng, làm chậm tiến độ của các dự án ODA.
UBND TP. HCM đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021 nhằm bổ sung vốn cho các dự án cấp bách, có khả năng giải ngân nhanh, đáp ứng công tác phòng chống dịch Covid-19, góp phần tích cực vào quá trình mở cửa lại và phục hồi kinh tế TPHCM. Cùng với đó, đảm bảo tỷ lệ giải ngân của từng dự án đến hết năm 2021 đạt 95% trở lên.
Đồng thời, điều chỉnh tăng vốn với quy mô 3.794 tỷ đồng cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, bổ sung vốn để quyết toán, dự án đã triển khai đến giai đoạn cuối cần bố trí đủ phần vốn còn lại để hoàn tất, sớm đưa dự án vào sử dụng, tạo hiệu quả kinh tế - xã hội.