TPBank hứa chia cổ tức hàng năm tỷ lệ 10-15%
Lãnh đạo TPBank cho biết vừa qua có thêm nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư thực sự quan tâm tới TPBank, thậm chí muốn đầu tư hàng tỷ đô nhưng room cho khối ngoại của ngân hàng này đã hết.
- 11-04-2018Trước ngày lên sàn, TPBank có gì đáng lưu tâm?
- 01-04-2018Soi cơ cấu cổ đông của TPBank trước ngày lên sàn
- 29-03-2018TPBank lên sàn, giá cổ phiếu bao nhiêu thì hợp lý?
Chiều ngày 12/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - TPB) đã tổ chức buổi roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu TPB.
Về mức giá chào sàn 32.000 đồng/cp, ông Nguyễn Hồng Nam, Phó Tổng giám đốc SSI, đơn vị tư vấn cho biết, mức giá này được định giá dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, cơ bản dựa vào quy mô ngân hàng và mức độ, hiệu quả tăng trưởng và kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
"Mức giá 32.000 đồng/cp đã là discount (giảm) so với mức định giá được, sau khi so sánh với các ngân hàng đã niêm yết khác"- ông Nam nói.
Ông Nam cho biết, cổ phiếu ngân hàng có sức tăng trưởng tốt. Tự thân các ngân hàng đã giải quyết được nhiều vấn đề nợ xấu, kinh doanh đang có mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các ngành.
Trước câu hỏi của nhà đầu tư về khả năng bán vốn cho nhà đầu tư ngoại trong tương lai hay không, bà Bà Bùi Thị Thanh Hương, Phó TGĐ ngân hàng cho biết, hiện tại, sau khi hoàn tất phát hành cổ phiếu riêng lẻ 15% cho nhà đầu tư thì room cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ còn 0,77%. Hiện nay, trong cơ cấu cổ đông có 2 nhà đầu tư nước ngoài lớn là SBI, IFC với tỷ lệ cao. Tuy nhiên, nếu trường hợp Nhà nước cho phép mở rộng hơn cho nhà đầu tư ngoại thì đó cũng là cơ hội cho TPBank.
Bà Hương chia sẻ thêm, vừa qua có thêm nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư thực sự quan tâm tới TPBank, thậm chí muốn đầu tư hàng tỷ đô nhưng room chỉ còn thấp nên chưa thể hợp tác. Thực tế, không phải chỉ riêng TPBank mà nhiều ngân hàng khác cũng đã kín room ngoại.
Tín dụng tiêu dùng đang là mảng kinh doanh được nhiều ngân hàng quan tâm đẩy mạnh và TPBank cho biết sẽ không bỏ qua lĩnh vực này. Ông Đỗ Anh Tú cho rằng, tại Việt Nam, dân số trẻ, đam mê công nghệ nên tài chính sẽ rất phát triển và người trẻ sẽ là đối tượng mà TPBank hướng đến. Ngân hàng đang nghiên cứu, chuẩn bị vì muốn cho vay lĩnh vực này thì phải chuẩn bị tương đối cẩn thận.
Lãnh đạo ngân hàng nhấn mạnh, Digital banking của ngân hàng đang là thế mạnh rất lớn khi tiết kiệm được nhiều chi phí. TPBank cũng là ngân hàng đầu tiên cho ra livebank, có thể thực hiện 80% giao dịch ngân hàng, tiết kiệm 70% chi phí. Do đó, các phí dịch vụ mà khách hàng phải trả cũng thấp hơn, có sức cạnh tranh tốt trên thị trường.
Không những vậy, TPBank cho biết tiếp tục có kế hoạch mở rộng chi nhánh, đặc biệt sẽ hướng tới thị trường phía Nam - địa bàn có sức tiêu dùng cao. " Xu hướng là huy động phía Bắc, cho vay phía Nam. Với tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cao, phía Nam là địa bàn chúng tôi chú trọng khai thác trong thời gian tới", ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc ngân hàng cho vay.
Trí Thức Trẻ