TP.HCM: Bắt chước trò chơi nhào lộn trên TikTok, bé trai 10 tuổi ngã vẹo cổ, đầu bị nghiêng sang một bên
Sau khi xem trò nhào lộn trên TikTok, bé trai thực hiện theo dẫn đến ngã nhào, vẹo cổ khiến bố mẹ hốt hoảng, đưa vào BV Nhi đồng 2 để cấp cứu. May mắn bé chỉ bị chấn thương nhẹ, sau 3 ngày điều trị đã xuất viện.
- 23-11-2020BS khuyến cáo: Trẻ ăn 5 loại thực phẩm này quá nhiều có thể mắc các bệnh mãn tính sớm
- 23-11-20204 bộ phận của con lợn ăn cực ngon, ai cũng thích nhưng đừng nên ăn nhiều kẻo thừa chất, rước bệnh vào người
- 22-11-2020Những bí mật “động trời” mà nhiều loại đồ ăn luôn giấu chúng ta bấy lâu nay, đọc xong ai cũng há hốc mồm kinh ngạc
Sáng 23/11, đại diện BV Nhi đồng 2, TP.HCM xác nhận cuối tuần qua đã tiếp nhận trường hợp bé trai 10 tuổi (ngụ TP.HCM) nhập viện trong tình trạng vẹo cổ, đầu nghiêng sang một bên sau khi bắt chước một trò chơi nguy hiểm trên mạng xã hội.
Cụ thể, bố mẹ bé trai cho biết bé rất thích coi TikTok, sau khi xem một clip nhào lộn trên đây, bé hiếu kỳ thực hiện theo. Trong lúc thực hiện tại nhà thì gặp sự cố ngã nhào, nghe thấy tiếng con la hét, bố mẹ bé chạy vào thì mới phát hiện bé đã ngã vẹo cổ, chấn thương cột sống cổ.
Ngay lập tức, gia đình đã đưa bé trai vào BV Nhi đồng 2 để cấp cứu. Theo bác sĩ Lê Quang Mỹ, Khoa Ngoại Thần kinh, BV Nhi đồng 2 cho biết, may mắn là bé chỉ bị tổn thương nhẹ chứ không gãy cổ nên được đeo nẹp cố định cột sống cổ và chụp hình kiểm tra.
Bé trai 10 tuổi nhập viện điều trị chấn thương cổ tại Khoa Ngoại Thần kinh - BV Nhi đồng 2 sau khi xem trò nhào lộn trên TikTok
Sau 3 ngày điều trị tại BV, bé trai đã được xuất viện, kết quả chụp hình chỉ ghi nhận chấn thương phần mềm.
Trước đó, nhiều trường hợp trẻ em gặp tai nạn nguy hiểm sau khi học, xem các trò chơi, video clip trên mạng xã hội. Đáng tiếc nhất là sự cố bé gái 5 tuổi vì học trên YouTube đã thắt cổ tự tử, dù được các bác sĩ BV Nhi đồng 1 cứu chữa nhưng bé đã tử vong ngoại viện trước đó.
Qua sự cố này, các bác sĩ cho biết bố mẹ cần phải quan tâm hơn đến con cái của mình, nhất là khi mạng xã hội ngày một phát triển, trẻ được tiếp xúc, làm bạn với các phương tiện như tivi, điện thoại thông minh ngày một nhiều..., nếu không chọn lọc sẽ dẫn đến việc học, làm theo những thói xấu trên mạng.
Pháp luật và Bạn đọc