MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TP.HCM: Khu Tây Bắc sẽ là điểm sáng trong năm 2018

03-04-2018 - 14:06 PM | Bất động sản

Tại buổi họp báo thị trường BĐS quý 1 sáng 3/4, Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Định giá, Nghiên cứu Thị trường và Tư vấn Phát triển của CBRE cho biết từ năm 2017 đến nay nguồn cung nhà đất tại khu Tây Bắc đang bắt đầu tăng mạnh.

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM, ông Nguyễn Thanh Nhã cho biết, theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010, TPHCM được định hướng phát triển về khu Tây Bắc và Tây – Tây Nam.

"Thành phố cũng đang xem xét tiềm năng ưu tiên phát triển về hướng Tây Bắc vì khu vực này còn nhiều quỹ đất phát triển đô thị, giá đất còn rẻ; kết nối về phía tỉnh Long An, Tây Ninh, cửa khẩu Mộc Bài…", ông Nhã cho hay.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM cũng cho biết thêm thời gian qua, TP.HCM đã đầu tư nhiều dự án đường hướng tâm như quốc lộ 22, đường Phan Văn Hớn, tỉnh lộ 9, tỉnh lộ 15… Một trong những dự án trọng điểm để tháo nút thắt cho cửa ngõ Tây Bắc đang được thi công gấp rút là nút giao thông An Sương (quận 12). Công trình này sẽ tạo thông thoáng cho trục đường huyết mạch từ TP.HCM đi các tỉnh miền đông, miền tây và ngược lại; cũng như từ trung tâm thành phố về huyện Củ Chi, Long An, Tây Ninh…

Theo số liệu thống kê của Sở GTVT TP.HCM, luồng hàng hóa từ khu vực các khu công nghiệp, cảng khu vực Long An, Tiền Giang đi TP.HCM đang tăng nhanh. Đồng thời, sự hình thành các khu đô thị mới phía Nam Thành phố, dọc theo Quốc lộ 50 và khu đô thị công nghiệp cảng Tân Tập, Long Hậu của Long An nên lưu lượng giao thông trên Quốc lộ 50 đang trong tình trạng quá tải.  Vì vậy, TP.HCM đang rất cần xây dựng một tuyến đường mới song song với quốc lộ 50 hoặc mở rộng quốc lộ 50.

Mới đây, UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa việc xây dựng một làm đường song hành với quốc lộ 50 bổ sung vào quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

Theo quy hoạch, điểm đầu của tuyến đường mới sẽ kết nối với dự án nối đường Phạm Hùng hiện hữu với cầu Kênh Cây Khô (đoạn tuyến dài khoảng 800m), tại xã Phước Lộc - huyện Nhà Bè (TP.HCM), điểm cuối sẽ kết nối với Quốc lộ 50 tại lý trình Km12+600 (ngã tư Tân Kim, xã Tân Kim - huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).

Tuyến đường sẽ có tổng chiều dài tuyến khoảng 8,6km với vận tốc thiết kế đạt 80km/h, quy mô mặt cắt ngang tuyến dự án được thiết kế với 6 làn xe; bề rộng mặt cắt ngang cầu được bố trí phù hợp với quy mô phần tuyến.

Song song đó, một khi siêu dự án đại lộ ven sông Sài Gòn được đưa vào quy hoạch và có lộ trình triển khai, thực hiện phù hợp thì sẽ tăng thêm tuyến đường song song với quốc lộ 22 (đường Xuyên Á) kết nối bằng tỉnh lộ 8 và các đường ngang khác, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cả khu vực phía Tây Bắc của thành phố, lan tỏa sang các huyện Cần Giuộc; huyện Ðức Hòa (Long An) và huyện Trảng Bàng (Tây Ninh).

Tại cuộc họp báo về thị trường BĐS quý 1/2018 sáng ngày 3/4, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao, Trưởng Bộ phận Định giá, Nghiên cứu Thị trường và Tư vấn Phát triển của CBRE, cho biết từ năm 2017 đến nay nguồn cung nhà đất tại khu Tây Bắc đang bắt đầu tăng mạnh. Tận hưởng lợi thế mạng lưới giao thông kết nối liên vùng đang và chuẩn bị được xây dựng, các chủ đầu tư liên tục tung ra thị trường nhiều dự án căn hộ tầm trung, đặc biệt phân khúc đất nền và nhà phố cũng tăng mạnh.

Đặc điểm của dòng sản phẩm đất nền phân lô là nằm ở vị trí vùng ven, giá còn ở ngưỡng khá mềm, dao động 6-15 triệu đồng mỗi m2 khu vực Hóc Môn, Củ Chi và khoảng 15-20 triệu đồng/m2 tại Bình Chánh, Nhà Bè. Trong năm 2017, đất nền Củ Chi, Hóc Môn, Cần Giờ đã có dấu hiệu tăng nóng, thậm chí một số nơi sốt ảo, giá leo thang 30-50% trong thời gian ngắn.

Bà Dung dự báo, năm nay thị trường BĐS các quận Bình Tân, Tân Phú, huyện Củ Chi, Bình Chánh và khu vực vùng ven phía Tây Bắc như Đức Hòa, Cần Giuộc... sẽ sôi động và hấp dẫn hơn. Bằng chứng là mới đây, hàng loạt dự án như: Khu dân cư Mỹ Hạnh Hoàng Gia, Mỹ An, Mỹ Khang, Mỹ Thịnh, Mỹ Vượng, Bao Ngoc Residence, khu đô thị Bella Vista, khu nhà ở chuyên gia Vista Land, khu nhà ở kết hợp viện dưỡng lão Solar City, Tran Anh Riverside... được tung ra thị trường.

Hay như mới đây nhất, dự án Saigon RiverPark do DKRA phát triển tại trung tâm huyện Cần Giuộc, rộng hơn 32ha gồm 1.200 căn nhà phố vườn và biệt thự vườn đã có sổ đỏ đầy đủ... tạo nên sức hút mới cho thị trường vùng ven.

Ðánh giá về việc chuyển hướng phát triển của thành phố, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, cho rằng việc chuyển hướng phát triển lên phía Tây Bắc là cần thiết nhằm ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng trong tương lai gần, mà thành phố là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong điều kiện phần lớn diện tích thành phố nằm trên khu vực thấp. 

Theo đó, theo quy luật, thị trường BĐS "tỉnh lẻ" luôn có sự hồi phục trễ hơn so với các thành phố lớn. Vì vậy, hiện nay khi mặt bằng giá nhà, đất ở TP.HCM được đẩy lên khá cao, các doanh nghiệp và nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch sang các tỉnh, thành khác. Nguồn vốn đầu tư không quá lớn doanh nghiệp sẽ dễ thực hiện hơn. Khách hàng và các nhà đầu tư cũng dễ tiếp cận sản phẩm vì giá bán còn ở mức vừa phải.

Nguyên Minh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên