TPHCM khuyến khích doanh nghiệp cho người lao động làm việc tại nhà
Để giảm tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm dịch từ bên ngoài, lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM đề nghị các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX, KCN) có cơ chế cho phép người lao động được làm việc tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh hoạt.
- 21-06-2021Sáng 21/6, thêm 47 ca mắc COVID-19 mới, riêng TPHCM nhiều nhất 33 ca
- 20-06-2021Loạt ảnh cận cảnh "muôn kiểu chống dịch" của người dân TP HCM
- 20-06-2021Trong ngày 20/6, Việt Nam ghi nhận thêm 311 ca mắc COVID-19 mới
Chiều 20/6, TPHCM đã tổ chức tập huấn trực tuyến về các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, KCX-KCN, khu công nghệ cao.
Tham dự buổi tập huấn có Phó trưởng Ban quản lý các KCX, KCN TPHCM (HEPZA) Phạm Thanh Trực; Phó Cục trưởng Cục quản lý Môi trường y tế Dương Chí Nam cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, UBND TP Thủ Đức và 22 quận - huyện.
Tại buổi tập huấn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) Phan Thanh Tâm đề nghị các đơn vị không cho phép người không có phận sự vào khu vực làm việc để giảm tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm dịch từ bên ngoài.
Phó giám đốc HCDC Phan Thanh Tâm
Ngoài ra, khu vực cổng ra vào, các đơn vị cần bố trí nhân lực kiểm tra thân nhiệt, đảm bảo giãn cách. Riêng nơi làm việc phải bố trí đầy đủ khu vực rửa tay sát khuẩn, thùng rác có nắp đậy, tăng cường thông khí, lắp đặt hệ thống vách ngăn trong suốt tại các cơ sở lao động có bộ phận tiếp xúc với nhiều người.
Theo ông Phan Thanh Tâm, các đơn vị cần có cơ chế cho phép người lao động được làm việc tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh hoạt. Các cuộc họp, hội nghị, sự kiện… cần ưu tiên tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Các doanh nghiệp quan tâm đến việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại nơi làm việc và tổ chức đưa đón người lao động theo đúng quy định.
Nhiều công nhân công ty PouYuen (quận Bình Tân) phải đi cách ly tập trung sau khi một công nhân bị mắc COVID-19 |
Tại buổi tập huấn, TS.BS Nguyễn Đình Trung, Trưởng khoa bệnh nghề nghiệp (Viện sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường) đã hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp.
Theo đó, các đơn vị cần nhanh chóng kích hoạt phương án phòng chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 đã được phê duyệt; phong toả tạm thời toàn bộ cơ sở sản xuất, khu công nghiệp hoặc từng phân xưởng/dây chuyền/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp F0 trên cơ sở tình hình thực tế…. Các trường hợp F0 cách ly tập trung tại chỗ và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định…
Theo Phó Cục trưởng Cục quản lý Môi trường y tế Dương Chí Nam, trước tình hình phức tạp của dịch COVID-19, công tác phòng chống dịch bệnh cần được thực hiện nghiêm ngặt tại các cơ sở sản xuất, KCX, KCN, khu công nghệ cao...
Các đoàn kiểm tra phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ khi thực hiện công tác kiểm tra. Các thành viên Tổ kiểm tra sẽ được xét nghiệm COVID-19 trước và sau mỗi buổi đánh giá để đảm bảo phòng chống dịch.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế Dương Chí Nam |
Theo đó, TPHCM cấm tụ tập trên 3 người tại nơi công cộng ngoài phạm vi công sở, bệnh viện, trường học. Thành phố yêu cầu người dân ở nhà, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết (như mua lương thực, thực phẩm, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp…).
TPHCM tạm dừng hoạt động đối với chợ tự phát, các loại hình dịch vụ, kinh doanh không cần thiết, hoạt động vận tải hành khách công cộng (taxi, xe công nghệ, xe buýt và xe khách liên tỉnh…).
Các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, nhà máy phân xưởng vẫn được hoạt động nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1,5m.
Công nhân, lao động trong quá trình làm việc phải đeo khẩu trang. Nơi làm việc phải khử trùng, khử khuẩn thường xuyên, đảm bảo thông thoáng.
Các doanh nghiệp phải có văn bản cam kết tuân thủ quy định về phòng chống dịch với chính quyền các địa phương nơi hoạt động.
Các cơ sở, đơn vị nhà nước, công ty, tập đoàn (bao gồm các công ty có vốn đầu tư nước ngoài) hạn chế tối đa hoạt động trực tiếp, chuyển sang hình thức làm việc trực tuyến, chỉ đến trụ sở giải quyết công việc thực sự cần thiết.
Tiền phong