TPHCM: Parkson Paragon ở tòa nhà của ông chủ tơ lụa Hoàng Khải đóng cửa
Trung tâm thương mại (TTTM) Parkson Paragon ở đường Nguyễn Lương Bằng, quận 7, TPHCM thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng chính thức đóng cửa từ chiều ngày 16/5, sau khoảng 5 năm hoạt động. Thông tin trên được Công ty TNHH Thùy Dương, chủ quản lý TTTM Parkson Paragon thông báo với toàn bộ khách hàng và bắt đầu
- 29-03-2016Cam kết không có trung tâm thương mại ở công viên Thống Nhất
- 29-01-2016Xây trung tâm thương mại 40 tầng trên nền Thương xá Tax
- 05-01-2016Hà Nội tổng kiểm tra an toàn cháy nổ tại các chung cư, trung tâm thương mại
- 30-12-2015Tạm dừng dự án Trung tâm thương mại ở Ninh Hiệp
Ngày 27/6/2009, Công ty cổ phần Kim Cương đã khai trương Trung tâm thương mại Saigon Paragon. Dự án Saigon Paragon là dự án bất động sản đầu tiên của công ty cổ phần Kim Cương do ông Hoàng Khải làm chủ tịch HĐQT. Được biết, ông Hoàng Khải cũng là chủ tập đoàn Khaisilk khá danh tiếng trên thương trường trong và ngoài nước hiện nay.
Được biết, trung tâm thương mại này được hợp tác cùng với một doanh nghiệp khác, tổng vốn đầu tư là 35 triệu USD theo tỷ lệ 50/50, trên diện tích đất 6.000 m2 tại góc đại lộ Nguyễn Lương Bằng và đường Hoàng Văn Thái, quận 7. Saigon Paragon cung cấp 19.000 m2 khu thương mại, 4.000 m2 khu giải trí, 15.000 m2 khu văn phòng cho thuê và 3.000 m2 dành riêng cho khu vực tổ chức hội nghị. Bãi đỗ xe tầng hầm có sức chứa 400 xe hơi.
Chỉ sau hơn một năm ra mắt, Công ty Cổ phần Kim Cương đã hợp tác với Parkson (Malaysia) cùng khai thác và quản lý toà nhà với 100% diện tích của Saigon Paragon đã được phủ kín, trong đó có hơn 150 nhà kinh doanh bán lẻ.
Sau khi tiếp nhận và đổi tên thành Parkson Paragon, Parkson tại Việt Nam khi đó được đánh giá rất thành công với 6 trung tâm Parkson kinh doanh trước đó, đã nhận định đây là địa điểm lý tưởng để Parkson mở kinh doanh.
Parkson Việt Nam cho biết đã rót khá nhiều vốn đầu tư để thiết kế lại hoàn toàn mới Parkson Paragon, thu hút hơn 130 nhãn hàng thời trang quốc tế và trong nước cùng các dịch vụ ăn uống giải trí chuyên nghiệp hơn so với Saigon Paragon trước đây.
Tuy nhiên đến nay chỉ mới hơn 5 năm hoạt động, nhà đầu tư này phải dời đi nơi khác. Một nguồn tin cũng cho biết, Parkson đóng cửa là dò suốt thời gian dài qua hoạt động kinh doanh không hiểu quả. Sau khi Parkson trả lại mặt bằng, chủ đầu tư sẽ tiến hành kêu gọi những đối tác khác vào thuê như bình thường.
Theo quan sát của chúng tôi, chỉ trong bán kính chưa đầy 3km2 của trung tâm đô thị Phú Mỹ Hưng hiện nay có nhiều TTTM hiện đại, được xây dựng trên diện tích đất hàng nghìn m2, "mọc" lên. Chẳng hạn như trung tâm mua sắm lớn nhất về quy mô đầu tư tại quận 7 là SC Vivo City, gần đó khoảng vài trăm met là trung tâm bán lẻ Cresent Mall... Từ đó, có khả năng cạnh tranh giữa các TTTM trong khu vực này thời gian qua rất "nóng bỏng".
Trao đổi với chúng tôi về sự việc này, trưa 16/5 một chuyên gia kinh tế cho rằng xu hướng hoạt động TTNM tại Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay không như trước. Tức là, ngoài việc thu hút các khách hàng mở quầy kinh doanh bên trong toà nhà, chủ đầu tư còn chú trọng đến nhiều hoạt động mang tính văn hoá, giải trí và thư giản khác.
Trong khi đó, TTTM Parkson Paragon từ khi được đổi chủ đến nay vẫn một khuân mẫu hoạt động kinh doanh, vào đó mua sắm - xem phim rồi ra về, ngoài ra không có một không gian để khách đến cảm thấy dễ thở hơn...
Gần đây, các TTTM của hệ thống Parkson tại TP.HCM rơi vào cảnh ế ẩm dù trung tâm nào cũng nằm ở những vị trí khá đắc địa. Ngay như trung tâm mua sắm Parkson Saigontourist Plaza trên đường Lê Thánh Tôn, quận 1 - nằm đối diện với toà nhà Vincom A - cũng khá vắng vẻ, khách đến cũng chỉ chủ yếu là ăn uống hoặc tham quan.
Theo một chuyên gia phân tích của công ty Cushman & Wakefield Việt Nam, chi phí thuê mặt bằng liên quan mật thiết đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh tốt thì ngân sách dành cho mặt bằng cũng cao hơn. Đối với ngành hàng thời trang, chi phí thuê mặt bằng dao động trong khoảng từ 10- 20% trong tổng doanh thu, tùy vào chiến lược của từng thương hiệu. Đối với các ngành hàng khác thì con số này thấp hơn, ví dụ như ẩm thực và siêu thị, thường là 10%.
“Việc cung cầu không tương thích cũng là chuyện không quá bất thường cho bất kỳ thị trường nào, không chỉ tại Việt Nam mà tình trạng trên cũng xảy ra cho các thị trường khác”, ông James Hawkey, Giám đốc Bộ phận bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Cushman&Wakefield cho biết.