TP.HCM: Room tín dụng còn khoảng 150.000 tỷ đồng
“Tôi có thể khẳng định các ngân hàng không thiếu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn thì phải được vay”, Trưởng đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM cho biết.
- 24-08-2022Sớm nới room tín dụng để đẩy nhanh giải ngân gói hỗ trợ 2% lãi suất
- 24-08-2022“Nếu nới room tín dụng tiếp thì có hai vấn đề đặt ra”
- 22-08-2022Room tín dụng 457.000 tỷ còn lại sẽ được phân bổ thế nào?
“Tôi có thể khẳng định các ngân hàng không thiếu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn thì phải được vay”, Trưởng đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM cho biết.
Thông tin được ông Nguyễn Hoàng Minh, nguyên Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, Trưởng đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tại TP.HCM chia sẻ tại diễn đàn "Chiến lược huy động vốn của doanh nghiệp trong hoàn cảnh mới" tổ chức chiều ngày 24/8.
Ông Minh cho rằng, vốn tín dụng của ngân hàng rất quan trọng và cần thiết trong tất cả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, cá nhân. Có nhiều đơn vị vay vốn rất cao tại ngân hàng.
Theo ông Minh, vốn cho doanh nghiệp được nhìn nhận ở góc độ ngân hàng có 2 chính sách: tín dụng và lãi suất. Về tín dụng, năm 2022 Thống đốc NHNN vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng là 14% và ông Minh cho rằng mục tiêu là rất phù hợp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn sản xuất kinh doanh.
Vị này thông tin, trong gần 8 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng khoảng 9,3%, tức là dư địa còn lại là 4,7% trên tổng dư nợ, tương đương 450.000 tỷ đồng để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nay tới cuối năm. Tại TP.HCM, room tín dụng còn trên dưới 150.000 tỷ đồng.
“Tôi có thể khẳng định các ngân hàng không thiếu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn thì phải được vay”, ông Minh nhấn mạnh.
Ông Minh cho biết thêm, với những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sẽ được tạo điều kiện tiếp cận vốn thuận lợi, thậm chí hưởng ưu đãi và hỗ trợ. Nhưng nếu không đáp ứng các điều kiện vay vốn thì các ngân hàng không thể cho vay vốn vì rủi ro nợ xấu, an toàn hệ thống ngân hàng.
Về chính sách lãi suất, hơn 20 năm nay, cơ chế lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vẫn được duy trì và điều kiện dựa trên căn cứ vào quan hệ cung cầu vốn trên thị trường; mức độ tín nhiệm của ngân hàng với khách hàng.
Sau nhiều lần giảm lãi suất thì mức lãi suất cho vay ngắn hạn với các đối tượng vay thông thường là khoảng từ 5-7%/năm. Các doanh nghiệp đều cho rằng lãi suất của các doanh nghiệp hiện nay là hợp lý và phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Với cơ chế hỗ trợ lãi suất 2% theo gói cấp bù lãi suất, triển khai rất chậm và Thống đốc NHNN cũng đã nhận thấy điều này. Vì vậy, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 16/8/2022, đẩy nhanh, đẩy mạnh và đúng đối tượng và giao nhiệm vụ cho từng đơn vị theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, các NHTM ở TP.HCM đã xây dựng được quy trình nội bộ để cho vay và sẽ đẩy mạnh cho vay trong thời gian tới. Sắp tới, các ngân hàng sẽ triển khai nhanh và cho vay nhanh hơn theo gói cấp bù lãi suất.
Vấn đề về tài sản thế chấp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ gặp khó khăn về tài sản thế chấp ngân hàng. Trên thực tế thì việc vay tín chấp ở từng ngân hàng cũng có quy định riêng và đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng mới được vay.
“Các ngân hàng ở TP.HCM đã và đang cho phép các doanh nghiệp vay vốn với thế chấp bằng dòng tiền. Có nghĩa là các doanh nghiệp phải minh bạch các thông tin về dòng tiền sản xuất, kinh doanh thì các ngân hàng mới cho vay”, ông Minh cho biết.
Bizlive