MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tp.HCM: Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm

30-08-2020 - 09:40 AM | Bất động sản

Theo Kho bạc Nhà nước Tp.HCM, trong 8 tháng năm 2020, nhiều chủ đầu tư thực hiện giải ngân đạt tỷ lệ cao, nhưng cũng có nhiều đơn vị thực hiện giải ngân thấp, thậm chí có những dự án chưa thực hiện giải ngân vốn đâu tư công.

Theo đó, tính đến ngày 23/8/2020, một số đơn vị thuộc bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân cao như: Cục Quản trị T78, kế hoạch vốn 38 tỷ đồng, giải ngân 38 tỷ đồng (đạt 100%); Trường Nghiệp vụ Kiểm sát Tp.HCM, kế hoạch vốn 25 tỷ đồng, giải ngân 22 tỷ đồng (đạt 90%); Công ty Cảng Sài Gòn - Hiệp Phước, kế hoạch vốn 41 tỷ đồng, giải ngân 33 tỷ đồng (đạt 80%); Bệnh viện Quân y 175, kế hoạch vốn 1.130 tỷ đồng, giải ngân 821 tỷ đồng (đạt 73%); Tổng công ty Cửu Long, kế hoạch vốn 627 tỷ đồng, giải ngân 405 tỷ đồng, (đạt 65%);…

Bên cạnh đó, vẫn còn một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư thấp, dưới 50% kế hoạch vốn năm được giao, thậm chí có những đơn vị chưa thực hiện giải ngân. Cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Thủ Đức, kế hoạch vốn 617 tỷ đồng, nhưng đến nay mới giải ngân được 358 triệu đồng (đạt 0,06%); Ban quản lý Dự án đường thủy, kế hoạch vốn 147 tỷ đồng, nhưng chưa giải ngân được đồng nào; UBND thành phố Dĩ An (Bình Dương) kế hoạch vốn 100 tỷ đồng, giải ngân 0%…

Đối với những dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương, tính đến ngày 23/8/2020, còn nhiều dự án chưa giải ngân. Cụ thể, Ban Bồi thường Giải phóng Mặt bằng Quận 3, kế hoạch 265 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa giải ngân; Sở Quy hoạch và Kiến trúc, kế hoạch 100 tỷ đồng, giải ngân 0%; Thảo Cầm Viên Sài Gòn, kế hoạch 100 tỷ đồng, giải ngân 0%; Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị, kế hoạch 154 tỷ đồng, giải ngân 9 tỷ đồng (6%), Tổng công ty cấp nước Sài Gòn, kế hoạch 286 tỷ đồng, giải ngân 38 tỷ đồng (13%).

Riêng dự án xây dựng tuyến Metro số 1 (tuyến Bến Thành – Suối Tiên), phần vốn ODA Trung ương cấp phát có kế hoạch vốn giao 2.185 tỷ đồng đến nay vẫn chưa giải ngân được. Theo báo cáo của Ban Quản lý đường sắt đô thị thành phố, nguyên nhân do UBND Tp.HCM hiện đang kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về phương pháp xác định giá trị vốn vay theo nguyên tệ tại Quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

Một số dự án, chủ đầu tư cho biết, do vướng khâu đền bù, giải phóng mặt bằng, việc bồi thường liên quan đến nhiều ban ngành nên thực hiện chậm. Bên cạnh đó, chính sách bồi thường gặp nhiều bất cập, những trường hợp vượt dự toán phải làm hồ sơ điều chỉnh.

Hạ Vy

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên