Trái đất sẽ thế nào nếu nóng thêm 1,5 độ C? 2 độ C?
Trong suốt phiên họp thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, hay còn gọi với tên COP26, diễn ra tại thành phố Glasgow, Scotland, các nhà lãnh đạo thế giới luôn nhấn mạnh về sự cần thiết phải giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C.
- 13-11-2021Bị buộc tội tham nhũng 71 tỷ, quan tham Trung Quốc gây sốc khi nộp lại số tiền quá "khủng"
- 13-11-2021Mục sở thị những chuyến tàu sang chảnh nhất thế giới, mỗi đêm tốn vài nghìn USD để được phục vụ như “thượng đế”
- 13-11-2021Trung Quốc nới lỏng chính sách cho vay nhằm cứu các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản?
Các quốc gia tham gia hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu Paris, diễn ra vào năm 2015, đã cam kết giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, và hướng tới mục tiêu cụ thể là 1,5 độ C.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, nếu mức tăng nhiệt độ vượt quá 1,5 độ C, con người, các loài động vật hoang dã và các hệ sinh thái sẽ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng từ tình trạng nóng lên toàn cầu.
Để ngăn cản điều này xảy ra, các quốc gia cần phải giảm lượng phát thải khí CO2 của mình trong năm 2030 xuống còn tương đương với năm 2010, và tiến tới trung hòa khí carbon vào năm 2050. Đây là một nhiệm vụ đầy tham vọng mà các nhà khoa học, các định chế tài chính, các nhà đàm phán và hoạt động vì môi trường tại hội nghị COP26 đang sôi nổi bàn luận nhằm tìm ra giải pháp khả thi nhất.
Nhưng, sự khác biệt giữa hai mức tăng nhiệt độ 1,5 độ C và 2 độ C là gì?
Chúng ta đang ở đâu?
Hiện tại, nhiệt độ Trái đất đã tăng cao hơn khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
“Chúng ta đã gây ra tình trạng ấm lên toàn cầu chỉ trong vỏn vẹn một vài thập kỷ”, theo Daniela Jacob, một nhà khoa học khí hậu tại Trung tâm dịch vụ khí hậu quốc gia Đức. “0,5 độ C đồng nghĩa với việc có nhiều hơn các hình thái thời tiết cực đoan, và tần suất xảy ra của chúng cũng sẽ thường xuyên hơn, với mức độ ảnh hưởng lớn hơn hoặc diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn”.
Chỉ trong năm 2021, mưa lớn đã gây ra tình trạng ngập lụt tại Trung Quốc và Tây Âu, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Hàng trăm trường hợp tử vong khác cũng được khi nhận khi nhiệt độ tại khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương tăng cao lên mốc kỷ lục. Băng trên đảo Greenland đang tan chảy với tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, các vụ cháy rừng đã càn quét khu vực Địa Trung Hải và Siberia, và các đợt hạn hán nghiêm trọng đã bủa vây nhiều khu vực tại Brazil.
“Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng sâu sắc tới toàn bộ các khu vực dân cư trên toàn cầu”, theo Rachel Warren, một nhà khoa học khí hậu tại đại học East Anglia.
Một đại biểu đi qua bảng in khẩu hiệu của COP26 tại Glasgow, Scotland, ngày 11/11. Ảnh: Reuters.
Nhiệt độ tăng cao hơn 1,5 độ C sẽ càng làm trầm trọng hơn những tác động kể trên.Nóng, mưa và hạn hán
“Với mỗi mốc gia tăng nhiệt độ toàn cầu, những thay đổi liên quan đến các hình thái thời tiết cực đoan cũng sẽ rộng lớn hơn”, theo Sonia Seneviratne, nhà khoa học khí hậu tại ETH Zurich.
Ví dụ, các đợt nóng sẽ xảy ra thường xuyên hơn, với mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng hơn.
Một đợt nóng vốn chỉ xảy ra một lần trong vòng một thập kỷ khi chưa có tác động của con người, sẽ xuất hiện tới 4,1 lần trong cùng khoảng thời gian đó nếu như nhiệt độ tăng thêm 1,5 độ C; 5,6 lần nếu như nhiệt độ tăng thêm 2 độ C, theo Hội đồng khoa học khí hậu Liên Hợp Quốc (IPCC).
Nếu như chúng ta để nhiệt độ tăng tới 4oC, tần suất xảy ra các đợt nóng nói trên cũng sẽ tăng tới 9,4 lần.
Một bầu không khí nóng sẽ khiến cho độ ẩm trong không khí tăng lên, gây ra nhiều hơn các đợt mưa lớn, gia tăng rủi ro về lũ, lụt. Nó cũng khiến cho tốc độ bay hơi của nước lớn hơn, dẫn đến các trận hạn hán nghiêm trọng.
Băng, các đại dương và rạn san hô
Sự khác nhau giữa mức tăng 1,5 độ C và 2 độ C có thể được nhìn thấy từ những đại dương trên Trái đất và các khu vực băng tuyết phủ quanh năm.
“Tại ngưỡng tăng 1,5 độ C, chúng ta hoàn toàn có cơ hội ngăn cản tình trạng băng tan tại Greenland và Tây Nam Cực”, theo Michael Mann, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Pennsylvania.
Điều đó cũng sẽ giúp hạn chế mực nước biển dâng vào cuối thế kỷ này, qua đó bảo toàn được nhiều vùng bờ biển, các thành phố ven biển và bên cạnh đó là một số quốc đảo.
Nhưng nếu nhiệt độ tăng cao hơn 2 độ C, các tầng băng sẽ sụp đổ, Mann chia sẻ. Khi đó, mực nước biển có thể dâng cao tới 10 m.
Chỉ cần nhiệt độ tăng 1,5 độ C thôi cũng đã đủ giết chết 70% các rạn san hô trên toàn cầu. Và nếu mức tăng là 2 độ C, thì có tới 99% các rạn san hô sẽ biến mất. Điều này góp phần hủy hoại môi trường sống của nhiều loài cá.
Thức ăn, rừng và bệnh tật
Nhiệt độ tăng 2 độ C, so với 1,5 độ C, sẽ làm gia tăng ảnh hưởng lên công tác sản xuất thực phẩm.
“Nếu như mất mùa đồng thời xảy ra tại một vài khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của thế giới, bạn sẽ phải chứng kiến tình trạng giá thực phẩm tăng phi mã, bên cạnh đó, nạn đói sẽ xảy ra khắp mọi nơi”, theo Simon Lewis, nhà khoa học khí hậu tại Trường College London.
Môi trường nóng ẩm là điều kiện lý tưởng cho muỗi, trung gian mang mầm bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, phát triển. Nhưng nếu nhiệt độ tăng lên tới 2 độ C, một số lượng lớn hơn các loại côn trùng và động vật sẽ mất đi môi trường sống của mình, nếu như so sánh với mức tăng nhiệt 1,5 độ C. Khả năng xảy ra các vụ cháy rừng, hiểm họa đối với nhiều động vật hoang dã, cũng lớn hơn.
Điểm giới hạn
Khi Trái đất nóng lên, rủi ro Trái đất ngày một tiến gần tới “điểm giới hạn” cũng sẽ tăng dần, khi đó, các hệ thống tự nhiên vận hành trên trái đất sẽ vượt qua một ngưỡng nguy hiểm mà những ảnh hưởng gây ra là không thể “cứu vãn”.
Ví dụ, hạn hán, lượng mưa giảm, và sự phá hủy rừng Amazon có thể khiến cho hệ thống rừng nhiệt đới- lá phổi xanh của Trái đất, sụp đổ. Những khu vực đóng băng vĩnh cửu tại Bắc Cực đang tan chảy sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh khối, qua đó, giải phóng một lượng lớn khí nhà kính.
“Đó là lý do tại sao việc tiếp tục phát thải khí nhà kính sẽ mang lại rất nhiều rủi ro, vì khi đó chúng ta đang tiến gần tới điểm giới hạn”, Lewis cho biết.
Trên 2 độ C
Hiện tại, các cam kết về môi trường mà các quốc gia đệ trình trong chương trình hành động của Liên Hợp Quốc mới chỉ giúp hạn chế nhiệt độ Trái đất gia tăng ở ngưỡng 2,7 độ C. Cơ quan năng lượng quốc tế cho biết rằng những cam kết mới đây tại hội nghị COP26, nếu như được thực hiện, có thể giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng thấp hơn 1,8 độ C. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần chờ xem những lời hứa đó được thực hiện trong thực tế như thế nào.
Mức độ gia tăng 2,7 độ C có thể gây ra những đợt “nóng khủng khiếp” tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Sự đa dạng sinh học sẽ bị suy yếu nghiêm trọng, mức độ an toàn an ninh lương thực sẽ giảm xuống, và các hình thái thời tiết cực đoan có thể sẽ vượt quá khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà khoa học cho biết.
“Nếu như chúng ta giữ mức tăng nhiệt độ ở dưới 3 độ C, chúng ta vẫn sẽ có khả năng thích ứng được, tuy nhiên, chỉ với 2,7 độ C thôi, loài người sẽ phải đối diện với một kỷ nguyên vô cùng khốc liệt.
Theo Reuters
NĐH