Trải qua một trận dịch bệnh, tôi nhận ra: Một gia đình giàu có không thể hiện bằng tiền, mà là mọi người sống khoẻ mạnh!
Một gia đình dù giàu có đến đâu, nếu suốt ngày đấu đá, không xem trọng nhau, thì sớm muộn gì cũng sẽ đổ vỡ. Khi đó, dù bạn có tiền đầy túi đi nữa, vẫn sẽ có lúc cảm thấy mệt mỏi, vì sau lưng chẳng còn gia đình làm chỗ dựa tinh thần nữa.
- 07-10-2021Có 1 xu hướng đang lan ra: Nghỉ việc bất chấp dịch bệnh, hoặc từ chối yêu cầu trở lại văn phòng vì nhận ra “không cần thiết phải sống như thế mãi”
- 03-08-20216 chân lý tôi ngộ ra khi trải qua những ngày dịch bệnh: Lạc quan là thước đo bản lĩnh, giữ cái đầu lý trí là khôn ngoan...
- 02-08-2021Trước, chi hàng trăm triệu đồng cho mua sắm, nay dịch bệnh, giảm lương, tôi mới thấm: "Không có tài khoản tiết kiệm, không thể có cảm giác an toàn!"
Gia đình là mối quan hệ quan trọng nhất của mỗi người. Theo nghiên cứu, có đến 70% cảm xúc vui buồn, giận dữ của chúng ta liên quan đến gia đình.
Dù bạn có tính tình tốt đến đâu, cũng khó tránh khỏi những cuộc cãi vã trong nhà. Thế nhưng đã là người nhà của nhau, hôm nay tranh luận thì hôm sau nên hòa. Một gia đình hòa thuận mới có phúc khí đủ đầy được!
Sau trận đại dịch, tôi nhận ra nhà cửa lớn, xe cộ đắt tiền, quần áo sang trọng,… không nên là thứ mà chúng ta theo đuổi mù quáng nữa. Chúng ta có thể phấn đấu vì chúng, nhưng không thể để chúng thao túng.
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là biết nhận ra thứ gì thực sự cần thiết cho chúng ta, chỉ cần người nhà còn sống mạnh khỏe, đó cũng là một dạng hạnh phúc.
1. Trong một gia đình, điều gì là quan trọng nhất?
Sự phong phú về vật chất có thể khiến chúng ta cảm thấy thích thú nhất thời, nhưng không phải là cả đời.
Một ngôi nhà dù có chất đầy đồ đạc hiếm lạ cũng không sánh bằng việc gầy dựng cho mình một tổ ấm thực thụ.
Muốn gia đình trên thuận dưới hòa, nên sống chân thành và nhường nhịn.
Muốn gia đình lấp đầy tình yêu thương, nên biết thấu hiểu và cảm thông.
Muốn gia đình có phúc khí đủ đầy, cha mẹ nên giáo dục con sự bao dung và độ lượng.
Một gia đình dù giàu có đến đâu, nếu suốt ngày đấu đá, không xem trọng nhau, thì sớm muộn gì cũng sẽ đổ vỡ, ly tán.
2. Đừng chừa tính tình xấu cho người thân
Chúng ta thường có một tật xấu, là rất dễ tha thứ cho người khác, nhưng lại hay trút sự nóng giận lên người nhà. Bởi vì trong tiềm thức của mỗi người luôn tồn tại một suy nghĩ mà chính bản thân của chúng ta cũng không ý thức được:
Đó là người nhà sẽ không bao giờ rời bỏ chúng ta!
Chính bởi tiềm thức này, chúng ta hay để người nhà phải chịu đựng những tính tình xấu của mình.
Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên học cách bao dung với chính người thân trong gia đình mình.
Sống cùng một nhà, đừng so đo địa vị, thắng thua, mà nên san sẻ cho nhau càng nhiều tình yêu thương. Có như vậy, chúng ta mới có thêm sức mạnh tinh thần để gánh vác mọi công việc khó khăn.
Có nhà, có người thân đang đợi trở về, thì dù bạn có mệt mỏi đến đâu, vẫn sẽ đủ mạnh mẽ mà chống chọi với mọi việc. Bởi vì phía sau bạn vẫn còn có ngọn đèn ấm áp của gia đình làm chỗ dựa.
3. Học tha thứ nhiều hơn, đừng vội trách móc khi gặp chuyện
Vợ chồng sống chung với nhau, nếu chồng gặp thất bại trong công việc, xét thấy anh ấy đã rất chăm chỉ cố gắng, người vợ cũng đừng nên buông lời cay đắng, mà hãy cố gắng quan tâm, động viên anh ấy.
Bù lại, những người chồng cũng nên chủ động giúp vợ mình làm việc nhà, dạy con cái học hành. Đừng vì công việc không thuận lợi mà về nhà trút giận lên vợ con.
Là phận con cái, khi đã trưởng thành, chúng ta nên hiếu kính và chăm sóc cha mẹ, thay vì chỉ trích và ghét bỏ họ.
Ai rồi cũng sẽ già đi, nếu con cái bạn sau này lớn lên cũng dùng cách tương tự để đối xử với bạn, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Để trở thành những bậc cha mẹ sáng suốt, chúng ta nên thấu hiểu và tôn trọng ý kiến của con cái. Đừng bao giờ áp đặt con phải sống theo suy nghĩ của mình.
Đã có duyên ở gần nhau kiếp này, chúng ta hãy học cách níu gần khoảng cách, dùng tâm đối đãi với người mình thương yêu, thấu hiểu và thương cảm cho sự khó khăn của các thành viên trong gia đình.
Nhiều bạn trẻ ra đường sẵn sàng bỏ vài chục, vài trăm cho người ăn xin; rồi đăng kí đi tình nguyện ở trường giúp đỡ hết người này đến người khác. Nhưng về nhà lại luôn chê trách cha mẹ không theo kịp thời đại, ăn mặc bết bát,…
Họ không biết rằng mỗi ngày cha mẹ ở quê phải nai lưng làm việc giữa cái nắng gay gắt ngoài đồng, thu nhập ba cọc ba đồng, nhưng vẫn ráng chắt chiu gửi lên cho họ ăn học.
Mong rằng bạn không rơi vào trường hợp này, cũng mong rằng bạn có thể học được cách quan tâm nhiều hơn đến cha mẹ của mình!
4. Lúc cãi nhau đừng bao giờ để "chiến tranh lạnh" xảy ra
Nếu có mâu thuẫn, nên sớm trao đổi với nhau ngay lúc đó. Người có sai sót thì nên thừa nhận, người còn lại thì nên bao dung, đừng để cả ngày xích mích, sau đó đêm đến thì im lìm, hôm sau lại chẳng nói với nhau câu nào.
Im lặng thường tạo ra khoảng cách, khiến hiểu lầm giữa chúng ta ngày càng lớn.
Nhưng đã là người nhà của nhau, có chuyện gì mà không thể tha thứ được?
Doanh Nghiệp & Tiếp Thị