MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tràn lan chiêu trò gian lận trong kinh doanh vàng

27-07-2016 - 10:08 AM | Tài chính - ngân hàng

Sau Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng, tình trạng vi phạm vẫn khá nghiêm trọng.

Sau một năm triển khai Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng, tình trạng vi phạm về lĩnh vực kinh doanh mặt hàng này vẫn diễn biến khá nghiêm trọng. Ông Nguyễn Nam Hải, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH&CN) cho biết qua kết quả thanh tra, kiểm tra tại nhiều địa phương.

Thưa ông, kết quả kiểm tra của Sở KH&CN Đồng Nai từ đầu năm đến nay cho thấy, 47/50 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh vi phạm về hàm lượng vàng với mức độ vi phạm khá nghiêm trọng. Ông đánh giá như thế nào về tình trạng vi phạm này tại các địa phương?

Theo kết quả tổng hợp mới nhất về thanh, kiểm tra của Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa và 51/63 Sở KH&CN các tỉnh, thành phố, có 432/1.718 cơ sở được thanh, kiểm tra có vi phạm. Hành vi vi phạm tập trung vào các vấn đề như ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, sử dụng cân không kiểm định, cân không đạt yêu cầu về đo lường, cân không phù hợp về phạm vi đo và cấp chính xác, hàm lượng vàng không đạt theo công bố.

Tổng số hàng hóa vàng trang sức bị xử lý vi phạm 4.013 chiếc, trong hàng hóa bị tạm dừng lưu thông 2.886 chiếc; 170 phương tiện đo bị xử lý vi phạm; chuyển hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 63/432 cơ sở.

Bộ KH&CN cũng đang thực hiện thanh tra chuyên đề về vàng trang sức, mỹ nghệ trên toàn quốc trong ba tháng, từ tháng 7 - 9/2016, tập trung vào việc chấp hành các quy định của pháp luật về đo lường trong kinh doanh vàng; về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ.

Như vậy, Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng chưa thực sự siết lại trật tự thị trường này như mong muốn?

Sau khi Thông tư 22 được ban hành, một số doanh nghiệp lớn, quan tâm đến uy tín thương hiệu của mình đã chủ động thực thi các quy định. Tuy nhiên, cũng còn nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa thực hiện đầy đủ các quy định hoặc chỉ thực hiện theo kiểu đối phó, thụ động.

Qua hoạt động thanh, kiểm tra trong thời gian qua có thể thấy rằng, việc thực hiện các quy định về đo lường, chất lượng và ghi nhãn còn chưa đúng (chỉ thể hiện hàm lượng vàng, mã ký hiệu; không có các nội dung khác theo quy định tại Thông tư 22 như tên hàng hóa, tên cơ sở sản xuất, nhập khẩu...); hàm lượng vàng của một số mẫu thử nghiệm không đúng theo tiêu chuẩn công bố, sử dụng phương tiện đo có phạm vi và cấp chính xác chưa phù hợp cho các sản phẩm có khối lượng nhỏ hơn 200g đang được kinh doanh tại cửa hàng; việc lưu giữ hồ sơ chất lượng, hồ sơ tự kiểm tra phương tiện đo chưa được thực hiện.


Thông tư 22 được ban hành, một số doanh nghiệp lớn, quan tâm đến uy tín thương hiệu của mình đã chủ động thực thi các quy định - Ảnh: Tạ Tôn

Thông tư 22 được ban hành, một số doanh nghiệp lớn, quan tâm đến uy tín thương hiệu của mình đã chủ động thực thi các quy định - Ảnh: Tạ Tôn

Liệu có phải chế tài xử phạt vi phạm vẫn chưa đủ sức răn đe khiến các chủ kinh doanh vàng gian lận vẫn còn “đất sống”?

Để tăng cường cơ chế xử lý các hành vi vi phạm, hiện nay, Bộ KH&CN đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó bổ sung thêm các hành vi vi phạm về lưu thông vàng trang sức, mỹ nghệ.

Trước đó thông tin phát hiện vàng giả cũng xuất hiện tại thị trường nội địa. Lãnh đạo Tổng cục có nắm được thông tin này không? Thực hư có hay không vàng giả?

Trong thời gian cuối năm 2015, xuất hiện nhiều phản ánh về tình trạng buôn bán vàng giả, vàng kém chất lượng

Cảm ơn ông!

Theo Hoàng Ngân (Thực hiện)

Báo Giao thông

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên