MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi

10-08-2023 - 15:10 PM | Tài chính quốc tế

Cho đến nay, trận lũ lụt xảy ra vào năm 1931 vẫn được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Những ngày qua, thông tin về tình hình mưa bão, lũ lụt nghiêm trọng tại Trung Quốc khiến cả thế giới phải chú ý. Tân Hoa Xã đưa tin, đã có hàng chục người thiệt mạng, hàng chục nghìn người phải sơ tán cùng các cơ sở tái định cư tạm thời được thành lập khi mưa lũ xảy ra.

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi - Ảnh 1.

Mưa lớn dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng nhiều ngày qua ở Trung Quốc (Ảnh Guardian News)

Theo AFP, hàng trăm triệu người dân ở miền bắc Trung Quốc phải đối mặt với cảnh báo đỏ (mức cao nhất) về lượng mưa. Đây là lần đầu tiên cảnh báo về lượng mưa lớn như vậy được đưa ra từ năm 2011.

Nhìn về quá khứ, cách đây gần 100 năm, vào năm 1931, đất nước tỉ dân cũng đã phải trải qua một thảm họa về lũ lụt, và đến nay nó vẫn được coi là trận lũ lụt thảm khốc, làm thiệt hại nhiều nhân mạng nhất trong lịch sử nước này, đến hàng triệu người.

Cuối mùa xuân, đầu mùa hè năm 1931, Trung Trung Quốc bắt đầu xuất hiện những cơn mưa lớn. Các khu vực dọc theo sông Dương Tử đã báo cáo lượng mưa trên 600mm vào tháng 6/1931. Mực nước tại các con sông như sông Dương Tử, sông Hoài và sông Hoàng Hà dâng cao và nhanh chưa từng thấy. Đỉnh điểm là khoảng thời gian từ cuối tháng 7 cho đến hết tháng 8/1931.

Khi nước bắt đầu dâng cao hơn, các địa phương như Vũ Hán, Nam Kinh gần như ngập trong biển nước. Ngày 18/8/1931, nước sông Dương tử dâng cao đỉnh điểm, làm vỡ đê và là một trong các nguyên nhân gây ra trận đại hồng thủy khủng khiếp.

Vào ngày 25/8/1931, một con đê dọc theo hồ Cao Bưu tiếp tục bị vỡ, gây lũ lụt trên diện tích khoảng 180.000 km2, xấp xỉ diện tích của New York, New Jersey và Connecticut cộng lại.

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi - Ảnh 2.

Một khu vực có diện tích rộng lớn bị ảnh hưởng bởi nước lũ (Ảnh Charles Lindbergh)

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi - Ảnh 3.

Hình ảnh từ tài liệu ghi lại cảnh đê vỡ dẫn tới dòng nước khổng lồ tràn vào thành phố (Ảnh Báo cáo của Ủy ban cứu trợ lũ lụt quốc gia TQ)

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi - Ảnh 4.

Nước lũ "nhấn chìm" những ngôi nhà (Ảnh Sina)

Qua những hình ảnh có thể thấy, nước lũ dâng cao đến mức thậm chí có thể nhấn chìm một ngôi nhà. Đường phố vô tình biến thành kênh rạch. Con người phải di chuyển bằng những chiếc thuyền tam bản, thậm chí là những chiếc bè được làm cửa, bồn tắm bằng gỗ hoặc... những cỗ quan tài.

Truyền thông thế giới đưa tin, ở giai đoạn đầu của trận lũ, ước tính có khoảng 150.000 người chết đuối. Những người sống sót sau đó phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sinh hoạt nghiêm trọng. Họ phải sơ tán trên những túp lều dựng tạm. Lũ lụt cuốn trôi mùa vụ thu hoạch hè và phá hủy lượng lớn lương thực dự trữ, điện cũng bị cắt trên diện rộng. Giá cả mọi mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cũng đều tăng cao.

Ở nhiều khu vực, tình trạng ngập lụt kéo dài sang tận mùa thu, dẫn đến việc người dân không thể trồng trọt để vào vụ đông.

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi - Ảnh 5.

Một bức tranh minh họa về thảm họa lũ lụt năm 1931 được đăng tải trên báo Trung Quốc (Ảnh Zhongyang ribao)

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi - Ảnh 6.

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi - Ảnh 7.

Con người phải di chuyển bằng thuyền, được đóng từ nhiều thứ khác nhau bằng gỗ, trên đường phố thành phố Vũ Hán, Trung Quốc (Ảnh Sina, Zenith Studios)

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi - Ảnh 8.

Người dân tị nạn sinh sống tại các túp lều được dựng tạm (Ảnh Zenith Studios)

Cuộc sống khó khăn kéo theo một số dịch bệnh như dịch tả, sởi, sốt rét... Theo thống kê, 70% số ca tử vong sau lũ lụt có liên quan đến các dịch bệnh này, con số khoảng 2 triệu người, thậm chí có tài liệu thống kê lên tới hơn 4 triệu trường hợp.

Tuy nhiên cho đến hiện nay, con số chính xác về các ca tử vong vẫn không thể làm rõ. Vào thời điểm đó, Đại học Nam Kinh cũng ước tính, trận lụt lịch sử ảnh hưởng đến gần 30 triệu người.

Phải đến mùa xuân năm sau (1932), mọi thứ mới được cải thiện và dần phục hồi ổn định. Trong suốt khoảng thời gian khó khăn, chính quyền cùng nhiều tổ chức từ thiện và các nhà hảo tâm đã có những đóng góp hữu ích, giúp đỡ những người dân tị nạn hoặc gặp khó khăn bởi mưa lũ. Có thể kể tới việc xây dựng những cây cầu gỗ tạm trên đường phố để người dân di chuyển, phân phối lương thực, thực phẩm, nước đun sôi, cứu chữa bệnh hay xử lý thi thể người chết.

Trận lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc cách đây gần 100 năm, số người thương vong còn là dấu chấm hỏi - Ảnh 9.

Những cây cầu gỗ được dựng lên bởi sự tài trợ từ các nhà hảo tâm, giúp việc đi lại thuận tiện hơn (Ảnh Zenith Studios)

Cho đến này, sau 92 năm, khi nhìn lại vụ lũ lụt này, nó vẫn được nhắc tới là một trong những thảm họa thiên nhiên để lại hậu quả nặng nề nhất lịch Trung Quốc, và là thảm họa tồi tệ nhất thể ký 20 ở nước này.

Theo Thu Phương

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên