MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tranh cãi việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo mức lương: Cứ học FTU là "chảnh chọe", dưới 1.000 USD là không làm?

29-05-2021 - 22:23 PM | Sống

Tranh cãi việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo mức lương: Cứ học FTU là "chảnh chọe", dưới 1.000 USD là không làm?

Tranh cãi về việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo về mức lương của các cử nhân mới ra trường đã thu hút sự quan tâm từ cư dân mạng.

Một trong những đắn đo của một sĩ tử khi đặt bút chọn ngành, chọn trường là liệu ngôi trường đó đào tạo có tốt không, có phù hợp với bản thân, sau khi ra trường có dễ xin được việc. Thực tế, việc trở thành một sinh viên các trường top đầu không chắc chắn cho việc bạn sẽ có một công việc ổn định hơn nhưng nó có thể giúp bạn có cơ hội được các nhà tuyển dụng để ý hơn với điều kiện bảng điểm phải đẹp.

Mới đây, trong một group chuyên bàn luận về môi trường làm việc của các doanh nghiệp, công ty xuất hiện một bài đăng được cho là khá nhạy cảm: "Mức lương sinh viên Đại học Ngoại thương mới ra trường là bao nhiêu?"

Tranh cãi việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo mức lương: Cứ học FTU là chảnh chọe, dưới 1000 USD là không làm? - Ảnh 1.

Câu hỏi này khiến các sinh viên đã và đang theo học ngôi trường nổi tiếng này bức xúc. Họ cho rằng không nên dùng FTU làm chuẩn mực hay thước đo về mức lương hay sự thành công. Bởi trước đó, không ít người có quan niệm rằng cứ học Ngoại thương là lương nghìn đô, ra trường các công ty trải thảm mời về làm việc. Lời đồn thổi không có căn cứ này khiến một bộ phận các sinh viên tỏ ra khó chịu vì không phản ánh đúng thực tế, gây mất uy tín và hình ảnh của các bạn và nhà trường.

Một sinh viên FTU nêu ý kiến xoay quanh vụ việc: "Tại sao cứ phải là FTU mà không phải trường khác? Có người nói cái khảo sát này nó bình thường, nhưng chẳng ai lại đi lấy lương của một bộ phận sinh viên mà đi đánh giá mức lương sinh viên cả trường cả. Còn cả nghìn trường khác, các ông có khảo sát được hết không mà khảo sát?"

Tranh cãi việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo mức lương: Cứ học FTU là chảnh chọe, dưới 1000 USD là không làm? - Ảnh 2.

Cũng từ một ý kiến của một dân mạng cho rằng, nếu câu khảo sát về mức lương thì bài khảo sát có phạm vi quá rộng vì FTU có người này người nọ; người học ngành này người học ngành kia; người học bổng, người học lại; người làm trái ngành, người theo ngành,.... Và tất nhiên khi mới ra trường hỏi về mức lương là 1 điều cực kỳ nhạy cảm, lương cao hay lương thấp thì thực sự không ai muốn công khai.

Người này đóng góp ý kiến, khi khảo sát mức lương nên vạch ra những gạch đầu dòng cụ thể như: "Em học ngành A trường F, GPA bằng B, đã thực tập vài tháng ở công ty C, làm vị trí D, đạt được thành tựu E,... thì em nên deal bao nhiêu là ổn?"

Vì lời đồn thổi sinh viên Ngoại thương "chảnh chọe" khi deal lương mà không ít các cựu sinh viên sau khi ra trường đã gặp khó trong lúc phỏng vấn xin việc.

1 dân mạng cho biết mình cũng là một cựu FTUer, cũng từng vì định kiến trên từ nhà tuyển dụng mà người bạn này đã gặp trở ngại khi xin việc. Cậu bạn tâm sự, mình từng đi phỏng vấn ở 1 chuối thực phẩm khá lớn, đến khi đến vòng phỏng vấn trực tiếp với giám đốc thì nhận về những lời miệt thị sinh viên FTU như: "Anh đi du học về mà còn không hống hách như sinh viên FTU, FTU tệ hại thế này thế nọ, anh sẽ phải cân nhắc kỹ hơn về việc có nhận em hay không,..."

Tranh cãi việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo mức lương: Cứ học FTU là chảnh chọe, dưới 1000 USD là không làm? - Ảnh 3.
Tranh cãi việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo mức lương: Cứ học FTU là chảnh chọe, dưới 1000 USD là không làm? - Ảnh 4.
Tranh cãi việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo mức lương: Cứ học FTU là chảnh chọe, dưới 1000 USD là không làm? - Ảnh 5.

Một số bình luận của sinh viên FTU khi bị đưa ra làm thước đo mức lương

Tuy nhiên, ngược lại với ý kiến từ các sinh viên FTU, một số netizen cho rằng, bài đăng trên chỉ là một cuộc khảo sát, không hề có ý định "công kích" hay đưa sinh viên FTU ra làm thước đo cho vấn đề lương bổng sau khi ra trường.

Chưa kể, ở một số trường đại học, nhà trường vẫn quan tâm tới việc làm và khảo sát mức lương của từng cử nhân, qua đó nhà trường cũng có những nhận định, đánh giá về chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn nhân lực cho thị trường lao động của mình. Ở nước ngoài, nhiều bảng xếp hạng chất lượng giáo dục còn sử dụng hiệu số về mức độ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm sau 6 tháng và mức lương làm tiêu chí đánh giá một trường đại học.

Tranh cãi việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo mức lương: Cứ học FTU là chảnh chọe, dưới 1000 USD là không làm? - Ảnh 6.
Tranh cãi việc lấy sinh viên Ngoại thương ra làm thước đo mức lương: Cứ học FTU là chảnh chọe, dưới 1000 USD là không làm? - Ảnh 7.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra, có thể thấy thị trường việc làm càng ngày càng sôi động. Trước đây, chỉ có một vài cái tên trường đại học mới có đủ tiềm lực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, luôn được đề cử là những trường đại học top đầu. Nhưng ngày nay, không ít trường đại học có cơ hội và điều kiện để phát triển mạng lưới giáo dục nên mức độ cạnh tranh giữa chất lượng sinh viên ngày càng cao hơn.

Do đó, để có cơ hội làm việc ở một công ty tốt, mức lương và đãi ngộ cao thì buộc sinh viên phải chứng tỏ được năng lực của bản thân chứ không còn dựa vào danh tiếng của ngôi trường mà mình được đào tạo nữa.

Suy cho cùng bằng cấp hay điểm số ở trường đại học chỉ quyết định một phần việc bạn có thành công hay không trong tương lai. Quan trọng là năng lực và chuyên môn của bạn có đủ để nhà tuyển dụng để ý hay không. Ra trường, nếu bạn tự tin với những gì mình có và gặp được công ty có thiện chí thì offer mức lương 1000 USD là điều có thể. Nhưng trên hết, bạn phải đánh giá đúng bản thân để không làm mất điểm và bị coi là tự cao khi đi đối mặt với nhà tuyển dụng.

Theo VT

Doanh nghiệp & Tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên