Tránh được 4 bẫy nguy hiểm này, kinh doanh kiểu gì bạn cũng kiếm được bộn tiền
Nhiều khi mọi người hay tự biến mình thành một kẻ làm thuê, xem mình là một nhân viên sale, chỉ phụ trách bán hàng.
- 24-10-2018Muốn bảo vệ con trước “cạm bẫy”, đây là những điều bạn nhất định phải dạy trẻ về giới tính: Đừng vì ngại ngần mà rồi hối hận!
- 28-08-2018Tờ báo Hàn Quốc lo sợ kịch bản đội nhà “dính bẫy” của U23 Việt Nam
- 17-08-2018Tỷ phú Ray Dalio: Đây là 4 "cạm bẫy" bạn phải vượt qua nếu muốn chinh phục thành công những mục tiêu lớn của cuộc đời
Ngày nay có rất nhiều người dấn thân vào con đường kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ, họ làm việc rất chăm chỉ, cũng rất có ý thức đi quảng cáo, quảng cáo từng giờ từng phút, không ngừng nghỉ.
Gần đây, lúc cùng một vài người bạn cũng đang làm kinh doanh nói chuyện, tôi phát hiện ra, rất nhiều người bọn họ không phải là đang kiếm tiền, tất nhiên trong nhiều tình huống thì cũng chẳng gọi là bỏ vốn ra.
Thị trường hiện nay không thiếu những người tự mình làm ăn kinh doanh, cạnh tranh khốc liệt, vì vậy nếu thực sự muốn kiếm tiền thì dù có khó khăn đến mấy cũng nhất định phải xông lên phía trước.
Vậy rốt cuộc thì tại sao những người kinh doanh nhỏ lẻ hiên nay lại khó kiếm được tiền? Bản thân tôi tự tổng kết lại được 4 nguyên nhân sau:
1. Tư duy sai lầm
Nhiều khi mọi người hay tự biến mình thành một kẻ làm thuê.
Làm việc thiếu lề lối, không xem nó là công việc thực sự mà xem nó là một sản phẩm của người khác, còn mình là một nhân viên sale, chỉ phụ trách bán hàng.
Nhiều người còn có suy nghĩ làm những công việc này đừng nên quá mệt, chỉ cần đăng lên Facebook, hay hội nhóm gì đó hoặc tag bạn bè vào là đủ.
Nhớ lúc trước, trên dòng thời gian Facebook có không ít bạn bè đăng bài đủ các thể loại hàng hóa. Nhưng đợi đến khi bản thân làm rồi mới phát hiện, sao lại chẳng có ai mua, sao lại không ra tiền.
Nên nhớ, tiền của người làm kinh doanh, một đồng cũng không dễ kiếm.
2. Lựa chọn sai sản phẩm
Nhu cầu thị trường là rào cản lớn nhất cho những người làm ăn nhỏ lẻ, nếu chỉ biết đăng bài lên mạng xã hội thì nguy hiểm rồi.
Nếu sản phẩm của bạn dành cho lứa tuổi 50 chẳng hạn, cơ mà bạn bè trên mạng xã hội của bạn lại toàn người từ 20-30 tuổi, muốn bán được hàng, thử hỏi xem dễ hay khó?
Nếu sản phẩm quá bão hòa thì cũng hỏng luôn, chưa nói đến việc không bán được hàng, thử nghĩ xem, một người chẳng có tí thế lực gì như bạn, một con kiến trong chuỗi thức ăn lớn như vậy, liệu bạn có thể kiếm được bao nhiêu?
Trừ phi, trong tất cả những người buôn bán, khách hàng chỉ biết mình bạn. Nhớ kĩ, ở đây là đang nói về bạn chứ không phải sản phẩm của bạn.
Hay kể cả như những hàng hóa loại hai, loại ba mà lại bán với giá cao nữa thì lại càng không phải nói, nói ra lại toàn là nước mắt.
Thứ 3. Nhận thức kinh doanh sai lầm
Bạn nói xem, bạn chỉ biết đi kết bạn trên Facebook, rồi sau đó đăng bài quảng cáo, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở đó. Rồi cuối cùng phát hiện ra, mấy người mà bạn vừa kết bạn cũng kinh doanh giống bạn.
Hai con mắt của bạn không thể nào nhìn thấu hết được cả mạng xã hội. Ở trên mạng xã hôi, bạn không nhìn thấy tôi, tôi không nhìn thấy bạn, không có sự tin tưởng, không mua cũng là điều bình thường.
Vì vậy, muốn bán được hàng, tất nhiên là phải xây dựng lòng tin trước đã, nhưng mà suy cho cùng thì danh sách bạn bè dài dằng dặc của bạn được mấy người là tin tưởng bạn?
Bạn biết vì sao rất nhiều thương hiệu lớn đều tuyển công tác viên hay đại lý không? Họ không phải đang muốn nhờ vào sự tin tưởng của bạn bè của bạn trên mạng xã hội ư. Họ bán được hàng là được, bạn có kiếm được tiền không, ai thèm quan tâm.
Vậy thì, phải làm sao để xây dựng lòng tin, cách đơn giản nhất tất nhiên là phải tiếp tục chia sẻ giá trị, hỗ trợ vô điều kiện với những người theo dõi bạn và khách hàng của bạn.
Khó lắm ư?
Không khó! Chẳng qua cũng chỉ là viết status, chia sẻ một vài video để mọi người biết đến, càng nhiều người xem được thì càng tốt thôi.
4. Thiếu tư duy quản lý hệ thống hóa
Nếu thực sự muốn kiếm tiền, thì nhất định phải xem việc kinh doanh của mình như một công việc chính thức, hoặc xem như bạn đang khởi nghiệp cũng được.
Cần phải hiểu: làm sao để xây dựng một hệ thống vận chuyển tiện lợi? Làm sao để tạo được lòng tin với khách hàng? Làm sao để tạo ra một hệ thống linh hoạt và mở rộng hơn?
Nghe thì có vẻ rất khó, nhưng thực ra không khó.
Hệ thống này, hệ thống kia, nói trắng ra chỉ đơn giản là bạn cần biết cách làm sao để giúp đỡ, hỗ trợ người khác, và luôn chia sẻ giá trị với họ.
Làm được những việc này rồi thì việc tiếp theo bạn cần làm là ngồi đó chìa tay ra rồi tiền sẽ rơi xuống thôi.
Trí thức trẻ