MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trẻ có IQ cao thường làm những hành động khác biệt, người lớn đừng vội can thiệp nếu không muốn ảnh hưởng đến trí não của trẻ

28-01-2021 - 11:58 AM | Sống

Trẻ có IQ cao thường làm những hành động khác biệt, người lớn đừng vội can thiệp nếu không muốn ảnh hưởng đến trí não của trẻ

Có những hành động "kỳ lạ" nhưng thực ra lại là biểu hiện vượt trội về trí thông minh của trẻ.

Không cần phải chờ đến khi con trưởng thành, bố mẹ có thể nhận thấy những biểu hiện trẻ thông minh ngay từ khi con còn nhỏ. Dưới đây là 6 biểu hiện cho thấy trẻ có IQ cao.

Trẻ có IQ cao thường làm những hành động khác biệt, người lớn đừng vội can thiệp nếu không muốn ảnh hưởng đến trí não của trẻ - Ảnh 1.

Có những dấu hiệu cho thấy đứa bé có chỉ số IQ cao hơn bình thường. (Ảnh minh họa)

1. Để ý quan sát những điều nhỏ nhặt: Nuôi dưỡng tính tò mò

Nếu trẻ hay để ý quan sát từ những điều nhỏ nhặt nhất thì đó là việc rất đáng được khen ngợi.

Theo Sohu, khi còn bé, nhà sinh vật học người Anh Charles Darwin cũng có sở thích quan sát các sinh vật di chuyển dưới đất. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trẻ 1-10 tuổi luôn tò mò về thế giới xung quanh.

Cha mẹ cố gắng không khống chế khả năng tò mò của trẻ, chỉ nên hướng dẫn cho trẻ những cách khám phá an toàn nhất. Đồng thời nuôi dưỡng tính tò mò cho trẻ khi còn nhỏ, bằng cách cho trẻ đi dạo, khám phá và tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Phương pháp này giúp trẻ hứng thú với thế giới và khơi dậy tiềm năng của mỗi người.

2. Dễ bị phân tâm bởi những thứ mới lạ: Biểu lộ khả năng tập trung cao của trẻ

Khi học bài, làm việc, một số trẻ mất tập trung và bị thu hút bởi những thứ mới lạ xung quanh. Các em thường bị cho là kém cỏi, ngờ nghệch. Thực tế, đây là hành vi biểu lộ khả năng tập trung cao của trẻ.

Những đứa trẻ thông minh, quan sát tốt, thường bị thu hút bởi những thứ mới lạ và dành nhiều thời gian để suy nghĩ, tìm tòi sự vật, vấn đề đó.

Trẻ có IQ cao thường làm những hành động khác biệt, người lớn đừng vội can thiệp nếu không muốn ảnh hưởng đến trí não của trẻ - Ảnh 2.

Một số trẻ mất tập trung và bị thu hút bởi những thứ mới lạ xung quanh. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ đừng cắt ngang mạch suy nghĩ của con. Thay vào đó, hãy cho trẻ thời gian, không gian riêng để các em tư duy và phát huy hết khả năng của bản thân.

3. Nhìn chằm chằm vào một sự vật trong thời gian dài: Trẻ có khả năng tự cải thiện năng lực tư duy

Khi trẻ nhìn chằm chằm vào một sự vật trong thời gian dài, có thể các em đang dành thời gian tư duy, giải quyết những thắc mắc của bản thân. Đây là biểu hiện của những trẻ IQ cao, có khả năng tự cải thiện năng lực tư duy.

Cha mẹ có thể dạy con cách ghi chép những điều quan sát được, từ đó hệ thống thành một cuốn "bách khoa toàn thư" cho riêng mình. Phương pháp này khuyến khích khả năng quan sát, tư duy, phân tích và ghi chép của trẻ.

4. Hay nói chuyện một mình: Trẻ giao tiếp với chính suy nghĩ của chúng

Một nghiên cứu từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) chỉ ra ngôn ngữ là hệ thống giao tiếp, đồng thời là phương tiện giúp nâng cao nhận thức và tư duy. Khi trẻ nói chuyện một mình, người lớn sẽ cho rằng các bé có hành động kỳ quặc.

Thực tế, trẻ đang giao tiếp với chính suy nghĩ của chúng. Điều này cho thấy khả năng diễn đạt của trẻ cao và có tư duy não bộ linh hoạt.

5. Nhạy cảm với người lạ hoặc môi trường mới: Biểu hiện của đứa trẻ biết cảnh giác

Trẻ có IQ cao thường làm những hành động khác biệt, người lớn đừng vội can thiệp nếu không muốn ảnh hưởng đến trí não của trẻ - Ảnh 3.

Nhiều trẻ có biểu hiện khóc quấy khi gặp người lạ hoặc khi đến một môi trường mới. Điều này không hoàn toàn do đứa trẻ có tính cách hướng nội. Các nghiên cứu cho thấy phản ứng nhanh khi gặp người lạ là biểu hiện của đứa trẻ thông minh, biết cảnh giác với mọi thứ xung quanh.

6. Ít giao tiếp với bạn bè: Có xu hướng tập trung vào những công việc cá nhân

Theo một cuộc khảo sát với 15.000 người từ 10-28 tuổi tại Singapore và Anh, những người có chỉ số IQ cao thường không thoải mái với các mối quan hệ bạn bè.

Họ không dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội và có xu hướng tập trung vào những công việc cá nhân. Vì vậy, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng khi con ít giao tiếp với bạn bè.

Theo Hiểu Đan

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên