Trẻ học được kỹ năng này sớm sẽ hữu ích cho tương lai
Học giỏi thôi là chưa đủ, cha mẹ muốn con sớm 'hóa rồng, hóa phượng' cần sớm dạy con kỹ năng này.
- 25-02-2023Cuộc đời khốn khổ nhất là so bì: Tâm lý so sánh từ công việc, lương lậu, gia đình... đang hủy hoại hàng triệu người như thế nào?
- 25-02-2023Cựu nhân viên 12 năm của Google “bóc mẽ” sự thật bẽ bàng: Văn hóa công ty đi từ ‘thiên đường’ sang nghiệt ngã, sa thải 12.000 người chưa phải điều tệ nhất
- 25-02-2023Nghiên cứu 30 năm của Đại học Harvard: Cha mẹ phải cố gắng giàu con mới dễ thành đạt, còn cha mẹ nghèo, nhiều khi bít lại cơ hội của con
- 25-02-2023Giá điện tăng chóng mặt vì khách chỉ gọi món rẻ nhất rồi ngồi cả ngày, chủ quán cafe tìm cách đuổi: Tắt wifi, bịt ổ cắm điện chưa bá đạo nhất
- 25-02-2023Cận cảnh tuyển sinh lớp 1 trường hot ở Hà Nội: 0h ngày 25/2 phát hồ sơ, 3h chiều ngày 24/2 phụ huynh đã đứng đợi sẵn ở cổng
Nhiều cha mẹ có tâm lý ép con học càng nhiều càng tốt. Họ muốn con học ngày học đêm, cắt giảm thời gian giải trí, thư giãn. Thậm chí, họ còn rút ngắn thời gian ăn uống, ngủ nghỉ để ép con học bài. Nhưng liệu học tập như vậy có đạt hiệu quả cao hay trẻ chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán chường.
Vô tình, cha mẹ đang khiến con cái nảy sinh tâm lý cực đoan khi phải học tập quá nhiều mà không có thời gian dành cho các hoạt động khác. Không phải cứ học nhiều mới có thể đạt điểm cao. Có rất nhiều đứa trẻ ngoài học tập còn dành thời gian vui chơi, thư giãn nhưng vẫn có kết quả nổi bật, phát triển toàn diện. Đó là vì trẻ biết cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc khoa học.
Cách dạy trẻ hình thành kỹ năng quản lý thời gian
1. Biết cách buông bỏ những điều không cần thiết
Để dạy trẻ cách quản lý thời gian, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là giúp con nhận ra đâu là việc quan trọng và đâu là điều không cần thiết. Như vậy, trẻ mới tránh ôm đồm việc, dùng thời gian quý giá của mình cho những việc thật sự có ý nghĩa. Và việc quan trọng có thể thay đổi theo thời gian, theo từng giai đoạn. Một bậc thầy biết quản lý thời gian là người biết buông bỏ đúng thời điểm.
Trẻ cần biết phân biệt đâu là việc quan trọng cần làm, đâu là việc có thể bỏ qua. (Ảnh minh họa)
2. Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên
Sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên cũng là cách dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ hiệu quả. Trẻ sẽ biết được tất cả các công việc cụ thể cần làm, đặc biệt là việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau.
Chẳng hạn hôm nay trẻ có nhiều bài tập cần phải làm, nhưng ngày mai có giờ kiểm tra môn Toán thì trẻ cần ưu tiên học môn Toán trước, sau đó là đến các bài tập khác. Trong quá trình hỗ trợ con, cha mẹ cần phân tích để con hiểu vấn đề. Như vậy trẻ sẽ có sự định hướng rõ ràng cũng như bắt đầu công việc thật thuận lợi và hiệu quả.
3. Lập thời gian biểu rõ ràng
Cha mẹ hãy cùng con lập thời gian biểu với các hoạt động cần làm trong ngày. Cụ thể các giờ ăn, ngủ nghỉ, vui chơi, giải trí, học bài,... phải có kế hoạch và thống nhất. Điều này giúp trẻ hình thành tính khuôn khổ, sinh hoạt đúng giờ giấc, đồng thời quản lý thời gian của mình hiệu quả hơn.
Quản lý thời gian đôi khi khiến chính người lớn thấy căng thẳng. Trẻ cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt là lúc mới bắt đầu. Để tạo cảm giác vui vẻ hơn, cha mẹ nên chuẩn bị cho trẻ bút màu, hình dán ngộ nghĩnh,... để tô vẽ và đánh dấu cho lịch riêng.
Cha mẹ hãy dạy con cách quản lý thời gian để con học tập, làm việc hiệu quả hơn. (Ảnh minh họa)
4. Hãy chuẩn bị cho con một cuốn sổ nhỏ
Khi dạy kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ, ba mẹ nên tặng con một cuốn sổ ghi nhớ để mang theo bên mình. Bởi trẻ thường rất dễ quên và có nhiều ý tưởng ngẫu hứng. Do đó, ba mẹ hãy dạy con ghi lại những việc cần làm để trẻ sắp xếp thời gian phù hợp và kiểm soát chúng một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, cha mẹ có thể khuyến khích con sử dụng các tờ giấy note, stickers nhiều màu sắc để ghi lại các việc quan trọng. Sau đó hãy dán lên những nơi dễ nhìn thấy như bàn học, tủ quần áo để thực hiện đúng kế hoạch.
Trao phần thưởng phù hợp cho trẻ
Cha mẹ có thể thưởng khi trẻ hoàn thành công việc, biết cách sắp xếp thời gian hợp lý. Cả gia đình nên cùng nhau bàn bạc về phần thưởng, có thể trao theo ngày hoặc theo tuần. Cha mẹ nên sáng tạo ra phần quà phù hợp với trẻ.
Đối với trẻ trong độ tuổi nhỏ, cha mẹ có thể trao phần thưởng nhỏ như món bánh yêu thích, đồ chơi trẻ đã thích từ lâu hay một chuyến đi chơi cùng gia đình vào cuối tuần. Tùy vào mục tiêu trẻ đặt ra, cha mẹ có thể lựa chọn phần phưởng phù hợp, miễn sao đó là những thứ trẻ thích.
Phụ nữ Việt Nam