Trẻ thường xuyên nói 3 câu này là dấu hiệu đang CẦU CỨU cha mẹ, phụ huynh chớ coi thường kẻo hối hận!
Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi con cái và cha mẹ không hiểu được tiếng nói của nhau.
- 19-09-2024Trẻ thường xuyên xem điện thoại và không xem điện thoại khác nhau như thế nào trong tương lai: Nhiều nghiên cứu khoa học làm bừng tỉnh nhận thức của bố mẹ
- 31-07-2024Chuyên gia nói: Nếu trẻ thường xuyên lui tới 3 nơi này trong căn nhà thì tương lai rất hứa hẹn, đọc phân tích mới thấy có lý
- 17-01-2024Trẻ thường xuyên hắng giọng có thể mắc 2 căn bệnh này, nhiều cha mẹ không biết
Khi con cái lớn lên, cha mẹ sẽ dần phát hiện rằng không phải vấn đề nào trẻ cũng tâm sự với bạn. Nguyên nhân có thể đến từ tâm lý "nổi loạn" của một số đứa trẻ, do đó các con chủ động tạo khoảng cách với phụ huynh để bảo vệ sự riêng tư của mình.
Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ gặp khó khăn, nhưng do con không đủ tin tưởng vào phụ huynh nên đã không chia sẻ cùng cha mẹ. Con cứ âm thầm chịu đựng và tìm cách vượt qua khó khăn một mình rồi khi cha mẹ phát hiện ra thì có khi đã quá muộn. Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra khi con cái và cha mẹ không hiểu được tiếng nói của nhau.
Phụ huynh lưu ý, khi con bạn thường xuyên nói 3 câu này thì đừng bỏ qua. Vì có lẽ trẻ đang phát tín hiệu "cầu cứu" đến cha mẹ mà bạn không biết.
1. "Con không muốn đi học nữa"
Bạn có biết rằng, khi con nói câu này thì nguyên nhân sâu xa không chỉ xuất phát từ những vấn đề trong học tập mà còn phản ánh mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái có bất ổn và những thay đổi về mặt cảm xúc của trẻ.
Một lý do phổ biến khiến trẻ nói câu này vì con không hứng thú với việc học trên trường, hoặc cảm nhận được áp lực và căng thẳng trong việc học. Lúc này, cha mẹ không nên tức giận, nói ra những câu nói vô thưởng vô phạt rồi ép con tiếp tục đi học. Thay vào đó, bạn nên cẩn thận lắng nghe những phản hồi của con, chấp nhận những cảm xúc chân thật nhất của trẻ, từ đó động viên và giúp đỡ con nhiều hơn.
Bên cạnh đó, câu nói trên cũng là tín hiệu cho thấy trẻ có thể đang gặp rắc rối ở trường, chẳng hạn con bị các bạn cùng lớp bắt nạt hoặc cô lập. Nhà trường vốn là nơi con tiếp thu tri thức nhưng giờ lại biến thành nơi hình thành khổ đau, nên đương nhiên con không còn muốn đi học nữa. Khi đó, cha mẹ nên bình tĩnh trò chuyện với con, đồng thời trao đổi cùng các các phụ huynh và giáo viên khác để tìm ra phương hướng giải quyết.
2. "Dù sao thì bố/mẹ cứ quên nó đi..."
Tại sao con lại nói câu này? Một mặt, câu nói này chứng tỏ con có một số vấn đề không thể giải quyết được. Do đó, con muốn nói chuyện với cha mẹ để tìm kiếm sự an ủi, thấu hiểu và giúp đỡ. Tuy nhiên mặt trái ngược khác là con hiểu lầm rằng dù có tâm sự với cha mẹ thì mọi chuyện cũng không được giải quyết. Nguyên nhân có lẽ là do trước đây, khi con tâm sự với cha mẹ thì đã bị phớt lờ, hoặc bị người lớn đổ ngược lại lỗi lầm cho con.
Nói tóm lại, khi con nói: "Dù sao thì bố/mẹ cứ quên nó đi...", không thể hiện trẻ đang nổi loạn hay có ý định chống đối bạn. Mà nguyên nhân thực sự là con đang gặp vấn đề khó khăn, muốn bạn giúp đỡ nhưng sợ không nhận được kết quả như ý muốn.
Cũng vì thế, sau khi biết trẻ muốn truyền tải điều gì qua câu nói này, bạn hãy an ủi con, nói chuyện với bé bằng thái độ tích cực. Bạn hãy vỗ về, tạo cho con cảm giác an toàn và tin tưởng, từ đó con mới có thể mở lòng và chia sẻ vấn đề khó khăn đang gặp phải cùng cha mẹ.
3. "Bố/mẹ ơi, con mệt quá"
Nếu con nói với cha/mẹ câu nói thì chứng tỏ trẻ đang mệt mỏi hoặc kiệt sức từ bên trong.
Sự mệt mỏi của con có thể đến từ áp lực học tập. Và để giải quyết chúng, bạn nên tham khảo cách những phụ huynh khác đối phó khi có con không muốn đến trường. Từ đó, bạn hãy cùng con tìm ra phương pháp học phù hợp, từ đó con có thể dần theo đuổi tiến độ học tập và phát triển bản thân.
Bên cạnh đó, tâm lý mệt mỏi của con còn có thể xuất phát từ sự bắt nạt hoặc cô đơn trong môi trường xã hội. Chẳng hạn khi đi học, con không có bạn chơi cùng, hoặc lắng nghe một số lời chỉ trích từ thầy cô, bạn bè. Nếu con chỉ có thể im lặng chịu đựng thì về lâu dài, trẻ sẽ bị kiệt sức cả về mặt thể chất và tinh thần.
Nếu rơi vào trường hợp này, cha mẹ cần giúp con xây dựng sự tự tin, giúp con chủ động học cách kết bạn và bảo vệ bản thân khỏi các mối quan hệ xã hội.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật