"Trẻ trâu" đang chi phối thị trường chứng khoán như thế nào?
Người xưa có câu: "Đường dài mới biết ngựa hay".
- 18-07-2017Chỉ bằng một câu nói, Chủ tịch FED khiến thị trường dịch chuyển
- 18-07-2017Mỹ phạt ngân hàng Pháp 246 triệu USD vì nhân viên thao túng thị trường
- 18-07-2017Thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa trải qua “thứ 2 đen tối” với 500 cổ phiếu mất 10% giá trị
Chúng ta đang chính thức ở trong một "thị trường trẻ em". Đúng vậy, theo nghĩa đen.
Cụm từ "thị trường chứng khoán trẻ em" lần đầu tiên được giới thiệu bởi Adam Smith trong cuốn sách của ông từ cuối những năm 1960 có tựa đề "Trò chơi tiền bạc" nhằm ám chỉ một môi trường đầu tư trong đó các chuyên gia và trader - những người kiếm được nhiều tiền nhất - là những người trẻ nhất. Họ quá trẻ để nhớ được lần cuối cùng xảy ra "thị trường con gấu" là như thế nào.
Điều đó giống với thị trường chứng khoán ngày nay. Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 và thị trường con gấu (khi thị trường sụt giảm 20% so với đỉnh) đã trở thành quá khứ của 8 năm về trước. Những nhà đầu tư dưới 30 tuổi khi đó có thể vẫn chưa tốt nghiệp và vì vậy có ít kinh nghiệm trực tiếp trên thị trường. Thái độ của họ đối với rủi ro sụt giá hoàn toàn khác so với những người thực sự sống qua khủng hoảng, bùng nổ bong bóng dotcom và một vài "tai nạn thảm khốc" khác trong lịch sử ngành đầu tư.
Để nhận dạng "trẻ trâu" trên thị trường chứng khoán ngày nay, chúng là người kiếm được nhiều tiền nhất, không sợ rủi ro, không có ký ức gì về một cú sụp đổ của thị trường và đánh bại cả chỉ số chính.
Những cổ phiếu "trẻ trâu" ưa thích là những cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng viển vông như Netflix (tăng 52,7% kể từ đầu năm đến nay), Facebook (tăng 43,9% kể từ đầu năm đến nay) và Amazon (tăng 40,4% kể từ đầu năm đến nay).
Trong khi chỉ số S&P 500 - thước đo giá trị trung bình của sàn chứng khoán - chỉ tăng 4,8% kể từ đầu năm đến nay.
Ngược lại, những người lão làng lại ưa thích cổ phiếu giá trị - từng có biểu hiện tốt nhất trong suốt thời gian thị trường sụt giảm. Đối với giới trẻ, họ trông lỗi thời và cẩn trọng.
Nhưng "cây không mọc thẳng đứng lên trời" và giá cổ phiếu cũng vậy.
Để minh họa ký ức có thể cản đường thị trường trẻ em như thế nào, Smith đã miêu tả một nhân vật mà ông tưởng tượng ra gọi là "Winfield vĩ đại". Winfield vĩ đại khai thác thị trường trẻ em bằng cách thuê các nhà quản lý quỹ chưa đến 30 tuổi. "Sức mạnh của lũ trẻ là chúng quá trẻ để nhớ những điều tồi tệ. Chúng kiếm ra được rất nhiều tiền và cảm tưởng như mình là vô địch", Winfield nói. "Bây giờ bạn và tôi đều biết rằng một ngày nào đó dàn nhạc sẽ ngừng chơi, gió sẽ rung lên qua những tấm cửa sổ bị vỡ và liên tưởng về điều đó làm chúng ta - những người còn đủ tuổi để nhớ - cảm thấy ớn lạnh".
Hầu hết các báo cáo phân tích đầu tư trong giai đoạn 20, 30 năm qua đều không đề xuất cổ phiếu Amazon, Facebook và Netflix. Bởi hai quãng thời gian này đủ dài để bao gồm ít nhất 2 lần thị trường sụt giảm.
Thị trường trẻ em vẫn sẽ duy trì cách của nó một thời gian. Nhưng đến cuối cùng, những đứa trẻ rồi cũng sẽ gặp phải một thị trường gấu và chúng lại trở nên già giặn và khôn ngoan hơn như lão làng bây giờ.